Các phòng khám đa khoa trên địa bàn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa dừng hoạt động từ ngày 19/6, người dân tham gia khám bảo hiểm y tế tại đây sẽ được chuyển đến khám, chữa bệnh tại y tế cơ sở (trạm y tế phường, xã). Công tác khám, chữa bệnh tại các điểm trong những ngày này được triển khai ổn định.
Chiều 7/4, tại Kỳ họp thứ 5 HĐND TP Hồ Chí Minh khóa X, các đại biểu đã biểu quyết thông qua chính sách đặc thù giúp củng cố, nâng cao năng lực trạm y tế phường, xã, thị trấn trên địa bàn thành phố.
Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, tính đến 10 giờ ngày 22/3, đã có gần 48.000 lượt khai báo của người dân mắc COVID-19 được ghi nhận trên hệ thống. Trong đó, có 4.342 trường hợp có dấu hiệu nặng được hệ thống cảnh báo đến các trạm Y tế phường, xã để chủ động tư vấn và cung cấp thuốc điều trị kịp thời cũng như hướng dẫn nhập viện ngay khi có chỉ định.
Bạn đọc hỏi: Để hưởng trợ cấp 75% lương từ bảo hiểm xã hội, người lao động là F0 điều trị tại nhà phải xin cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội. Vậy, việc cấp Giấy chứng nhận này tại trạm y tế phường, xã được thực hiện như thế nào?
Hiện nay, số ca F0 ghi nhận tại Hà Nội liên tục tăng, từ 6.000 – 8.000 ca mỗi ngày. Trong đó có nhiều F0 điều trị tại nhà đang loay hoay tìm cách khai báo với trạm y tế phường, xã. Do số lượng F0 ngày càng nhiều, nên mỗi nơi áp dụng khai báo một kiểu.
Trong thời gian qua, nhất là khi dịch COVID-19 xuất hiện và có những diễn biến phức tạp tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, cả nước nói chung, là một trong những lực lượng tuyến đầu ở cơ sở, đội ngũ y tế ở các trạm y tế phường, xã, thị trấn đã tích cực tham gia công tác phòng, chống dịch.
Trường hợp F1 có nguyện vọng được cách ly tại nhà sẽ đăng ký hồ sơ tại Trạm y tế phường, xã nơi mình cư trú.
Chiều 3/5, UBND thành phố Vinh, Nghệ An có công văn yêu cầu tất cả người dân quay trở lại thành phố sau kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 bắt buộc phải khai báo y tế tại Trạm Y tế phường, xã nơi lưu trú.
Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh vừa có quyết định phê duyệt đề án tổ chức lại các trạm y tế phường, xã; trung tâm y tế quận, huyện và bệnh viện quận trực thuộc Sở Y tế thành phố sau khi sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã và thành lập thành phố Thủ Đức.
Ngày 9/3, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, sau khi thông tin 34 trạm y tế phường, xã trên địa bàn phải tạm ngưng hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, lãnh đạo Sở Y tế cùng lãnh đạo Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh đã có buổi họp bàn về vấn đề này.
Ngày 4/3, Bảo hiểm Xã hội TP Hồ Chí Minh thông báo: Từ quý II/2021, đơn vị này sẽ ngừng hợp đồng khám chữa bệnh BHYT ban đầu tại một số trạm y tế phường, xã trên địa bàn TP.
Nếu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan đầu não, phụ trách toàn bộ hoạt động chuyên môn phòng chống dịch bệnh, nhân viên y tế tại các Trung tâm Y tế quận, huyện và Trạm Y tế phường, xã lại là những “chân rết” góp phần vào thành công khống chế dịch bệnh lây lan trong cộng đồng. Được ví như những “cánh tay nối dài”, họ trở thành phòng tuyến vững chắc của hệ thống y tế dự phòng.
24 trạm y tế phường, xã tại 24 quận, huyện sẽ được thí điểm hoạt động theo nguyên lý y học gia đình nhằm quản lý, chăm sóc sức khỏe cho người dân tốt hơn, giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên.
Để giải quyết được tình trạng tuyến bệnh viện trên luôn quá tải, phải giải bài toán từ gốc, đó là nâng cao chất lượng y tế cơ sở, đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe toàn dân, tạo niềm tin trong nhân dân đối với việc khám chữa bệnh tại các trạm y tế phường, xã.
Chiều 19/5, mô hình thí điểm trạm y tế thuộc dự án Xã hội hóa trạm y tế phường – xã tại trạm y tế Phường 11 (quận 3) đã chính thức đi vào hoạt động với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại. Đây là mô hình xã hội hóa trạm y tế đầu tiên tại TP Hồ Chí Minh.
Năm 2017, phần mềm GIS sẽ được sử dụng tại các trạm y tế phường, xã nhằm giúp việc quản lý ca bệnh, theo dõi diễn biến và dự báo dịch bệnh được chính xác, nhanh chóng và kịp thời.
Những năm qua, mạng lưới các trạm y tế phường, xã tại Tây Nguyên chưa thực sự phát huy hết hiệu quả. Từ đó dẫn tới một nghịch lý, trong khi các bệnh viện tuyến tỉnh, thành phố thường xuyên quá tải thì tại các tuyến y tế cơ sở lại quá vắng vẻ, không thể giảm tải được cho tuyến trên.
Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh và Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch giới thiệu đề án xây dựng mô hình “Bác sĩ gia đình”. Mục tiêu đến năm 2015, tại Thành phố Hồ Chí Minh, 100% trạm y tế phường, xã sẽ được xây dựng mô hình "Bác sĩ gia đình".