Chánh án Nguyễn Hòa Bình: Quyền lợi của người lao động đã được bảo vệ ở cấp độ cao nhất

Chánh án Nguyễn Hòa Bình cho biết, bắt đầu từ ngày 1/1/2018, hai hành vi gian lận bảo hiểm và trốn đóng bảo hiểm xã hội đã được hình sự hóa. Điều đó có nghĩa là quyền lợi của người lao động đã được bảo vệ ở cấp độ cao nhất.

Chú thích ảnh
Đại biểu Trương Thị Bích Hạnh (Đoàn Bình Dương) chất vấn liên quan vấn đề bảo hiểm xã hội.

Tại phiên chất vấn Quốc hội sáng nay (1/11), đại biểu Trương Thị Bích Hạnh (Đoàn Bình Dương) hỏi: Hướng giải quyết của ngành Tòa án về vướng mắc liên quan đến quyền khởi kiện của các tổ chức công đoàn đối với các doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội.

Từ những vướng mắc trên, Nghị quyết 55 của Quốc hội về hoạt động chất vấn đã giao cho ngành Tòa án thống nhất công tác xét xử liên quan đến nợ bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên một năm qua thì vấn đề này vẫn chưa có nhiều tiến triển, xin Chánh án cho biết hướng giải quyết của ngành Tòa án trong thời gian tới?

Trả lời chất vấn này Chánh án Nguyễn Hòa Bình cho biết: Những việc ngành Tòa án đã làm từ sau kỳ họp theo Nghị quyết 55 đến nay liên quan đến quyền khởi kiện của tổ chức công đoàn đối với các doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội là:

Thứ nhất, TANDTC đã tổ chức hai cuộc họp bàn về vấn đề này có sự tham dự của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Tông công ty bảo hiểm Việt Nam, các cơ quan Quốc hội, Ủy ban dân nguyện, Ủy ban các vấn đề xã hội, Ủy ban Tư pháp, Ban Nội chính Trung ương.

Thứ hai, TANDTC đã phối hợp với Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam tổ chức một buổi hội thảo liên quan đến những vướng mắc liên quan đến quyền khởi kiện trong lĩnh vực bảo hiểm.

Thứ ba, TANDTC cũng đã tập huấn toàn ngành về triển khai những chủ trương mới của Luật liên quan đến vấn đề bảo hiểm.

Hiện nay, TANDTC cũng đang phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam để có hướng dẫn cho bảo hiểm cũng như hệ thống Tòa án xử lý những vấn đề liên quan.

Chú thích ảnh
Chánh án Nguyễn Hòa Bình trả lời chất vấn của đại biểu tại phiên chất vấn sáng nay (1/11) .

Chánh án Nguyễn Hòa Bình cũng cho biết, bắt đầu từ ngày 1/1/2018, hai hành vi gian lận bảo hiểm và trốn đóng bảo hiểm xã hội đã được hình sự hóa. Những hành vi này đã được quy định là tội phạm ở các Điều 214 và Điều 216 của Bộ luật Hình sự. Với quy định này, Tòa án sẽ không xử cá hành vi này theo trình tự dân sự nữa. Điều đó có nghĩa là quyền lợi của người lao động đã được bảo vệ ở cấp độ cao nhất, tức là ai xâm phạm quyền này đều đã trở thành tội phạm.

"Với điều luật này, không chỉ các tổ chức công đoàn, mà cả người dân, người lao động nếu phát hiện ra doanh nghiệp nào vi phạm, gian lận bảo hiểm, trốn đóng bảo hiểm đều có nghĩa vụ báo cho cơ quan điều tra, cơ quan kiểm sát để khởi tố điều tra. Khi đó Tòa án sẽ xét xử một cách nghiêm minh" Chánh án Nguyễn Hòa Bình khẳng định.

"Đây cũng chính là quyền lợi của tổ chức công đoàn và người dân. Về phía ngành Tòa án cũng rất khuyến khích người dân, và các tổ chức phát hiện những hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo hiểm giúp cho Tòa án cơ cơ sở xử lý", Chánh án bày tỏ.

Đồng thời Chánh án Nguyễn Hòa Bình cho biết thêm, vì Luật mới đi vào cuộc sống chưa được một năm,cho nên từ tổng kết thực tiễn xét xử có điều gì vướng mắc ngành Tòa án sẽ có các tổng kết và hướng dẫn thêm

Theo congly.vn
Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV: Sửa ngay quy định phản cảm, gây bức xúc trong xã hội
Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV: Sửa ngay quy định phản cảm, gây bức xúc trong xã hội

Sáng 31/10, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Quốc hội tiếp tục họp phiên chất vấn các thành viên Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ đến hết Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN