Thông cáo số 12, Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV

Ngày 6/6, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chủ trì phiên họp.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dự án Luật Thủy sản (sửa đổi). Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Buổi sáng, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng điều hành phiên họp.

Từ 8 giờ 00 đến 8 giờ 45 phút, Quốc hội nghe:

- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dự án Luật Thủy sản (sửa đổi).

- Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Thủy sản (sửa đổi).

Từ 8 giờ 45 phút đến hết phiên họp buổi sáng, Quốc hội họp riêng. Quốc hội đã nghe:

- Chủ tịch nước Trần Đại Quang trình bày Tờ trình về việc phê chuẩn Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào về việc sửa đổi điểm khởi đầu của đường biên giới quốc gia Việt Nam - Lào.

- Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo về việc phê chuẩn Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào về việc sửa đổi điểm khởi đầu của đường biên giới quốc gia Việt Nam - Lào.

- Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu trình bày Báo cáo thẩm tra về việc phê chuẩn Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào về việc sửa đổi điểm khởi đầu của đường biên giới quốc gia Việt Nam - Lào.

- Chủ tịch nước Trần Đại Quang trình bày Tờ trình về việc phê chuẩn Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.

- Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo về việc phê chuẩn Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.

- Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu trình bày Báo cáo thẩm tra về việc phê chuẩn Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.

Sau đó, Quốc hội thảo luận về việc phê chuẩn Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào về việc sửa đổi điểm khởi đầu của đường biên giới quốc gia Việt Nam - Lào và phê chuẩn Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Trong quá trình thảo luận, đã có 7 lượt đại biểu Quốc hội phát biểu.

Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã báo cáo, cung cấp thêm thông tin, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật cảnh vệ. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Buổi chiều, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ điều hành phiên họp. Quốc hội đã nghe:

- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dự án Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (sửa đổi).

- Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (sửa đổi).

- Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Cảnh vệ.

Đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh Trịnh Ngọc Thúy phát biểu ý kiến. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Sau đó, Quốc hội đã thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Cảnh vệ. Trong quá trình thảo luận, đã có 11 đại biểu Quốc hội phát biểu. Các ý kiến thảo luận tập trung vào những nội dung sau:

- Về phạm vi điều chỉnh; nguyên tắc công tác cảnh vệ; các hành vi bị nghiêm cấm;

- Về đối tượng cảnh vệ; biện pháp, chế độ cảnh vệ đối với người giữ chức vụ, chức danh cấp cao của Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; hoạt động của lực lượng cảnh vệ Việt Nam khi làm nhiệm vụ ở nước ngoài;

- Về tổ chức của lực lượng cảnh vệ; điều kiện, tiêu chuẩn chọn người vào lực lượng cảnh vệ; nhiệm vụ của lực lượng cảnh vệ; nghĩa vụ, trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ; quyền hạn của Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Cục trưởng Cục Bảo vệ An ninh Quân đội, cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ; quy định nổ súng khi thi hành nhiệm vụ; huy động người, phương tiện để thực hiện công tác cảnh vệ; chế độ, chính sách đối với cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ;

- Về trách nhiệm của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng; trách nhiệm của Ủy ban nhân dân và cơ quan công an cấp tỉnh.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Võ Trọng Việt, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đã báo cáo, cung cấp thêm thông tin, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Thứ tư, ngày 7/6, buổi sáng, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng. Buổi chiều, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (sửa đổi) và dự án Luật Thủy sản (sửa đổi).

TTXVN/Tin Tức
Thực hiện chế độ cảnh vệ với lãnh đạo Đảng, Nhà nước, khu vực trọng yếu
Thực hiện chế độ cảnh vệ với lãnh đạo Đảng, Nhà nước, khu vực trọng yếu

Chiều 6/6, Quốc hội cho ý kiến về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật cảnh vệ.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN