Đây là “diễn dàn” trao đổi nghề nông mang đậm chất văn hóa của người dân Đồng bằng sông Cửu Long.
Tỉnh Đồng Tháp là địa phương đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long thành lập mô hình hội quán, quy tụ nông dân bàn phương án sản xuất nông nghiệp gắn với nhu cầu thị trường tiêu thụ. Từ hội quán đầu tiên thành lập ở xã An Nhơn, huyện Châu Thành vào tháng 6/2016, đến nay toàn tỉnh có 27 hội quán với khoảng 1.000 thành viên tham gia…
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Thuận Tân Hội quán và Tâm Quê Hội quán. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN |
Hầu hết các hội quán tập hợp những nông dân cùng sản xuất chung một ngành nghề như: lúa, xoài, chanh, cam, quýt, hoa kiểng (hoa cảnh), trồng khoai môn, nuôi lươn, làm bột… cùng tham gia để sinh hoạt, chia sẻ kinh nghiệm, cách làm ăn giỏi. Các nhà khoa học, nhà chuyên môn về nông nghiệp đã đến trao đổi với nông dân về những kỹ thuật sản xuất mới, phương pháp giảm giá thành, tăng năng suất, chất lượng; liên kết với các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm cho nông dân.
Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Minh Hoan cho biết, hội quán là không gian để bà con cùng nhau hợp tác. Lãnh đạo tỉnh, chuyên gia tư vấn, nhà khoa học cũng đến hội quán sinh hoạt với bà con. Các doanh nghiệp cũng đến đây để “cùng ngồi chung con thuyền vươn ra thế giới” với người nông dân.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Thuận Tân Hội quán và Tâm Quê Hội quán. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN |
Vui mừng tới thăm, chứng kiến buổi sinh hoạt của bà con tại hội quán,
đánh giá cao mô hình này, Thủ tướng cho rằng, hội quán giúp bà con bày
tỏ tâm tư nguyện vọng, tình cảm, trao đổi thông tin, không chỉ về sản
xuất, kỹ thuật mà cả về vấn đề an sinh xã hội, cả về hạ tầng, an ninh
trật tự, qua đó tình làng nghĩa xóm gắn bó hơn.
Thủ tướng kỳ
vọng thời gian tới, các hội quán sẽ đi vào hoạt động tốt hơn với những
nội dung nghề nghiệp hiệu quả hơn như “nâng cao chất lượng xoài, nhãn
khu vực này thế nào, nâng cao năng suất ra sao”; “vấn đề chế biến tốt
hơn”; “quy trình canh tác, an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng”…