Ủy ban Kiểm tra cấp huyện có quyền cấm đảng viên xuất cảnh

Đại biểu Quốc hội cho rằng, nếu thực hiện các phương án này từ trước thì đã không xảy ra việc xuất cảnh, bỏ trốn, hoặc dựa vào việc xuất cảnh đi ra nước ngoài chữa bệnh của một số người, dẫn tới khó khăn trong việc xem xét kỷ luật.

Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng vừa ký ban hành quy định của Bộ Chính trị về trách nhiệm và thẩm quyền của Ủy ban Kiểm tra (cấp huyện trở lên) trong công tác phòng, chống tham nhũng.

Theo đó, đảng viên ở bất cứ cương vị công tác nào, có dấu hiệu tham nhũng đều phải được xem xét làm rõ và xử lý nghiêm theo quy định của Đảng và pháp luật, không có "vùng cấm". Những tổ chức đảng, đảng viên có hành vi dung túng, bao che tham nhũng hoặc cản trở, can thiệp trái quy định vào việc xử lý các vụ việc tham nhũng sẽ bị xử lý nghiêm.

Ủy ban Kiểm tra có quyền yêu cầu đảng viên không xuất cảnh nếu đảng viên có dấu hiệu tham nhũng và có biểu hiện bỏ trốn.

Bên lề Quốc hội, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (đoàn Bến Tre), Ủy viên Thường trực Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội đã có những chia sẻ về vấn đề này.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre Lưu Bình Nhưỡng phát biểu. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN

Theo đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu đảng viên không được xuất cảnh, tức là cơ quan của Đảng thì có quyền yêu cầu đối với đảng viên của mình. Nếu đã có hành vi vi phạm, có dấu hiệu vi phạm, có tố cáo… tức là ở trong thời điểm nhạy cảm thì không được xuất cảnh. Các Ủy ban Kiểm tra có quyền yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền xem xét, cấm hoặc hạn chế việc xuất cảnh của đảng viên. 

"Tôi hoàn ủng hộ các phương án này của Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Lẽ ra nếu chúng ta thực hiện phương án này từ trước thì đã không xảy ra việc xuất cảnh, bỏ trốn, hoặc dựa vào việc xuất cảnh đi ra nước ngoài chữa bệnh của một số người, dẫn tới khó khăn trong việc xem xét kỷ luật", đại biểu Lưu Bình Nhưỡng nhấn mạnh.

Về việc tăng thẩm quyền cho các cơ quan kiểm tra các cấp, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng cho rằng, thực tế đây là vấn đề mang tính nội bộ của Đảng. Về mặt nguyên tắc, Đảng hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật, điều này đã được quy định trong Hiến pháp. Trong phạm vi của điều lệ Đảng thì Đảng có toàn quyền đối với đảng viên của mình. Do đó, đây là cụ thể hóa về mặt thẩm quyền chứ không phải là tăng thẩm quyền. 

Cũng theo đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, trong giai đoạn hiện nay, đây là một điều hết sức cần thiết. Đảng muốn đưa ra một thông điệp là Đảng sẽ đi đầu, gương mẫu trong chống tham nhũng. Đảng ta không chỉ đại diện cho tổ chức Đảng mà còn đại diện cho nhân dân, cho dân tộc. Do đó Đảng thực hiện chức trách nêu gương, gương mẫu để quản lý đảng viên của mình.

Trong quy định mới, Ủy ban Kiểm tra các cấp sẽ có quyền xử lý mạnh các cá nhân, tổ chức can thiệp đối với việc xử lý những vụ án tham nhũng. Về vấn đề này, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng cho rằng hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật. Vì thực tế, có những người có hành vi vi phạm pháp luật, có những người giúp đỡ, dung túng, bao che cho các hành vi đó. 

Việc áp dụng các quy định này vào trong việc xử lý vi phạm không phải là vấn đề mới. Quan trọng là ở thời điểm này, chúng ta muốn áp dụng chặt chẽ hơn, mạnh mẽ hơn đối với những trường hợp mà thấy rằng cần thiết phải xem xét, xử lý. 

"Trước đây, các quy định nằm rải rác ở khắp nơi, nhưng bây giờ đã quy định rất rõ vấn đề này. Theo đó, không chỉ là những người có hành vi vi phạm pháp luật mà cũng cảnh báo cho những người có ý định bao che, giúp đỡ. Thậm chí, vừa qua đã xử lý cả những tập thể không có nỗ lực để ngăn chặn, phát hiện và xử lý vi phạm. Do đó, nhiều cấp ủy kể cả cấp tỉnh cũng bị kiểm điểm tập thể và các cá nhân bị xử lý kỷ luật. Đây là việc làm rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay", đại biểu Lưu Bình Nhưỡng nhấn mạnh.

Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng vừa ký ban hành quy định của Bộ Chính trị về trách nhiệm và thẩm quyền của Ủy ban Kiểm tra (cấp huyện trở lên) trong công tác phòng, chống tham nhũng.


Theo đó, đảng viên ở bất cứ cương vị công tác nào, có dấu hiệu tham nhũng đều phải được xem xét làm rõ và xử lý nghiêm theo quy định của Đảng và pháp luật, không có "vùng cấm". Những tổ chức đảng, đảng viên có hành vi dung túng, bao che tham nhũng hoặc cản trở, can thiệp trái quy định vào việc xử lý các vụ việc tham nhũng sẽ bị xử lý nghiêm. 


Ủy ban Kiểm tra có quyền yêu cầu đảng viên không được xuất cảnh; khi cần thiết đề nghị các cơ quan có thẩm quyền tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật đối với đảng viên có dấu hiệu tham nhũng và có biểu hiện bỏ trốn...


H.V/Báo Tin tức
Quy định trách nhiệm, thẩm quyền của Ủy ban Kiểm tra trong công tác phòng, chống tham nhũng
Quy định trách nhiệm, thẩm quyền của Ủy ban Kiểm tra trong công tác phòng, chống tham nhũng

Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng vừa ký ban hành Quy định số 01 của Bộ Chính trị về trách nhiệm và thẩm quyền của Ủy ban Kiểm tra trong công tác phòng, chống tham nhũng.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN