Trước thực tế này, Ban Chỉ đạo (BCĐ) 9 tỉnh Hải Dương, Gia Lai đang chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành tổng kiểm tra các cơ sở kinh doanh, sang chiết gas trên địa bàn.
Lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra kinh doanh gas. Ảnh: BCĐ 9 Quốc gia. |
Theo các cơ quan chức năng, người tiêu dùng hiện rất khó để phân biệt gas giả, lực lượng chức năng trong quá trình kiểm tra, kiểm soát cũng khó xác định dấu hiệu vi phạm để làm căn cứ tạm giữ, xử lý theo quy định.
Theo BCĐ 9 tỉnh Hải Dương, việc cung cấp gas cho nhu cầu tiêu dùng tại địa phương cơ bản đáp ứng yêu cầu, không xảy ra thiếu hụt nguồn cung và giá cả không có biến động lớn. Tuy nhiên, nhiều năm nay, lĩnh vực kinh doanh gas diễn ra sự cạnh tranh quyết liệt của các doanh nghiệp đầu mối (kể cả doanh nghiệp ngoài tỉnh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không có trụ sở tại tỉnh Hải Dương), tranh giành thị trường bằng nhiều thủ đoạn rất khó kiểm soát, quản lý theo quy định hiện hành (do không đăng ký trụ sở chi nhánh trên địa bàn, vỏ đựng gas chưa có cơ chế đảm bảo việc kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước...) dẫn đến lộn xộn, tạo dư luận không tốt, cơ quan quản lý nhà nước bị động trong quản lý.
“Do đặc thù phân bố dân cư và nhu cầu sử dụng của người dân, nên có hiện tượng tại một số khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nhiều cơ sở kinh doanh đã kinh doanh thêm mặt hàng gas đóng chai với số lượng rất nhỏ. Việc xử lý về thủ tục, điều kiện kinh doanh đối với các cơ sở này gặp nhiều khó khăn, do chế tài xử lý cao, trong khi trị giá hàng hóa, quy mô kinh doanh nhỏ lẻ, khó thi hành quyết định xử phạt.
Quá trình sử dụng gas chai của người dân thường xuyên có sự thay đổi về chủng loại, nhãn hiệu, dẫn đến việc các cửa hàng đại lý, tổng đại lý, trạm chiết nạp có tồn trữ chai gas của thương nhân khác. Cơ chế đổi trả giữa các doanh nghiệp phân phối, triết nạp chưa rõ ràng hoặc hợp đồng trao đổi chai không được một số doanh nghiệp thực hiện nghiêm... gây ra tình trạng chiếm dụng chai gas, khó kiểm soát niên hạn sử dụng của chai gas lưu thông”, đại diện BCĐ 9 Hải Dương nói.
Trước tình hình này, lực lượng kiểm soát Hải Dương đã kiến nghị Bộ Công Thương, trong quá trình tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định mới thay thế Nghị định 19/2016/NĐ-CP ngày 22/3/2016 cần xem xét đưa quy định cụ thể yêu cầu thương nhân đầu mối kinh doanh gas phải có hiện diện thương mại (phải đăng ký lập chi nhánh) tại địa phương nơi thực hiện kinh doanh, để các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương chủ động, thuận tiện cho nắm bắt thông tin, có biện pháp quản lý chặt.
Còn theo BCĐ 9 tỉnh Gia Lai, Đoàn thanh tra tỉnh Hải Dương vừa tiến hành thanh tra các doanh hoạt động kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng, gồm: Công ty TNHH MTV Minh Phú Gas; Công ty Cổ phần Kinh doanh khí Miền Nam - CN Miền Trung tại Gia Lai; Công ty TNHH MTV Gas Hải Lưu; Công ty TNHH MTV An Quý Gia Lai; Công ty TNHH MTV Hoàng Kim Ngân; Công ty CP Thiên Long Cát Gia Lai.
Qua kiểm tra, Đoàn thanh tra đã đề nghị các doanh nghiệp gộp các quy trình nạp, vận hành, xử lý thành một quy trình chung chưa đảm bảo để áp dụng tại đơn vị; gửi báo cáo kết quả kinh doanh ề Sở Công thương để theo dõi, quản lý theo quy định; lắp đặt biển báo đặt ở vị trí dễ nhìn; ghi chép thông tin về quản lý an toàn trong lĩnh vực khí dầu mỏ hóa lỏng...
Chi cục Quản lý thị trường tỉnh đã chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường tăng cường công tác quản lý địa bàn, rà soát, trinh sát để tổ chức kiểm tra đột xuất các cửa hàng kinh doanh gas về điều kiện kinh doanh, hoạt động sang chiết, nạp gas trái phép, kém chất lượng, các hành vi chiếm dụng, cải tiến (cắt tai, mài vỏ, sơn sửa lại, nhãn mác, thương hiệu...).