Tuy nhiên, trong một nghiên cứu được công bố vào ngày 8/5, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Sydney (UoS) của Australia tuyên bố đã giải mã được bí ẩn trên.
Trong quá trình nghiên cứu, các khoa học đã xác định được gene duy nhất "chịu trách nhiệm" cho khả năng đặc biệt của loài ong mật Nam Phi mang tên GB45239 trên nhiễm sắc thể 11.
Tác giả nghiên cứu, giáo sư Benjamin Oldroyd cho biết: "Điều này vô cùng thú vị. Các nhà khoa học đã tìm kiếm gene này trong suốt 30 năm qua. Bây giờ chúng tôi biết nó nằm trên nhiễm sắc thể 11, chúng tôi đã giải mã được bí ẩn".
Giáo sư Oldroyd cũng cho biết nhóm nghiên cứu cũng phát hiện gene GB45239 hoàn toàn độc nhất có ở ong mật, điều bản thân nó cũng là một "bí ẩn sinh học".
Khả năng chỉ sinh con cái mang lại cho tất cả những con ong thợ Nam Phi cơ hội được "tái sinh" về mặt di truyền thành một con ong chúa mới. Để so sánh, các loài ong thợ khác nhau không bao giờ có thể sinh ra một ong chúa. Tuy nhiên, sự thích nghi tưởng chừng có vẻ bình đẳng đó đi kèm với một cái giá - "thay vì là một xã hội hợp tác, các đàn ong mật bị chia rẽ do xung đột bởi bất kỳ con ong thợ nào cũng có thể được tái sinh thành ong chúa mới". Nói cách khác, khi một đàn mất đi ong chúa, những con ong thợ còn lại sẽ đấu đá và cạnh tranh lẫn nhau để trở thành mẹ của ong chúa tiếp theo.
Theo giáo sư Oldroyd, phát hiện này không chỉ cung cấp những hiểu biết về nguồn gốc giới tính và các quần thể động vật, mà còn có tác động lớn trên nhiều lĩnh vực, từ an ninh lương thực đến công nghệ sinh học. Ông chia sẻ: "Nếu chúng ta có thể điều khiển một công tắc cho phép động vật sinh sản vô tính, điều này mang lại những ứng dụng quan trọng trong nông nghiệp, công nghệ sinh học và nhiều lĩnh vực khác".
Sinh sản vô tính ở động vật là hình thức sinh sản mà một các thể sinh ra một hoặc nhiều cá thể mới giống hệt mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và tế bào trứng. Cơ thể con được hình thành từ một phần cơ thể mẹ (phân đôi, phân mảnh) hoặc từ tế bào trứng (trinh sản) nhờ nguyên phân. Các cá thể mới giống nhau và giống cá thể gốc.