Chuyện lạ: Văn hóa ngủ gục nơi công cộng của người Nhật Bản

Trái ngược với suy nghĩ nhiều người, việc ngủ tại nơi công cộng ở Nhật Bản thậm chí còn khiến hình ảnh của bạn đẹp hơn trong mắt người xung quanh, Theo Tiến sĩ Brigitte Steger – giảng viên cấp cao tại khoa tiếng Nhật thuộc trường Cao đẳng Downing, Cambridge.

Hình ảnh người ngủ gật dễ thấy trên các toa tầu điện ngầm.

... hay trên ghế đá công viên.

Tại phần lớn các quốc gia, việc ngủ trong giờ làm có thể dẫn đến hậu quả lớn: nhân viên sẽ bị đuổi việc, vì đó là dấu hiệu thể hiện bạn thiếu tập trung, xao nhãng và thậm chí có tính lười biếng.

Nhưng ở Nhật Bản, ngủ gục nơi văn phòng lại là hiện tượng phổ biến và được xã hội chấp nhận. Vì họ coi đó là hành động hình mẫu tích cực những con người ham làm việc đến kiệt sức.

Văn hóa ngủ gục tại nơi làm việc được người Nhật đặt cho tên gọi “Inemuri” – ghép từ hai chữ Hán tự: “I” nghĩa là “sự có mặt” còn “nemuri” nghĩa là “ngủ”.

Tiến sĩ Brigitte Steger – giảng viên cấp cao tại khoa tiếng Nhật thuộc trường Cao đẳng Downing, Cambridge – người đã viết một cuốn sách về đề tài này chia sẻ: “Inemuri thường được dân văn phòng ưa chuộng. Và cả đàn ông cùng phụ nữ đều có thể thực hiện Inemuri, tuy nhiên, phụ nữ thường bị chỉ trích, đặc biệt nếu họ ngủ tại tụ điểm công cộng không phù hợp”.

Đường phố đông đúc xe cộ vẫn ngủ được như thường.

Không phải là một kẻ say rượu, người đàn ông này chỉ đang say giấc nồng khi Inemuri.

Bên cạnh đó, văn hóa kéo dài ít nhất 1.000 năm – Inemuri không hạn chế chỉ thực hiện nơi làm việc. Mọi người có thể chợp mắt tại cửa hàng tiện lợi, quán cafe, nhà hàng hay thậm chí vỉa hè, ghế đá công viên.

Không chỉ có vậy, giáo sư Theodore C. Bestor chuyên ngành xã hội học tại Đại học Harvard còn nhận định thêm việc ngủ tại nơi công cộng, đặc biệt là trên tàu điện ngầm, là một trong những nguyên nhân giúp Nhật Bản có tỷ lệ phạm tội thấp. Ông giải thích: “Nếu như bạn đang ngủ trên tàu, không ai sẽ cướp đồ của bạn”.

Họ ngủ tại nơi công cộng do có quá ít thời gian ngủ ở nhà.

Tuy văn hóa Inemuri áp dụng cho cả hai giới nhưng phụ nữ cũng thường bị chỉ trích nếu như ngủ gục tại những nơi hay trong dáng ngủ không phù hợp.

Thậm chí, trái ngược với suy nghĩ nhiều người, việc ngủ tại nơi công cộng thậm chí còn khiến hình ảnh của bạn đẹp hơn trong mắt người xung quanh. Tiến sĩ Steger nhớ lại một buổi bữa tối được tổ chức dành cho các nữ đồng nghiệp. Có một vị khách nam trong bữa tối đó “ngủ gục trên bàn”. Song không hề thấy phật ý, những vị khách còn lại còn khen ngợi anh ta có “hành động lịch sự” – rằng anh ta chọn cách ở lại và đi ngủ, còn hơn là cáo lỗi vắng mặt.

Một trong những lý do chính mà người Nhật ngủ ngoài đường phố là do họ có quá ít thời gian ngủ ở nhà. Theo một nghiên cứu của chính phủ thực hiện năm 2015, có đến 39,5 % người trưởng thành Nhật Bản ngủ ít hơn 6 tiếng/đêm.

Hồng Hạnh (theo NYTimes)
Đến Nhật xem công nghệ sản xuất giấy siêu mỏng
Đến Nhật xem công nghệ sản xuất giấy siêu mỏng

Giấy Tengujo được mệnh danh là “đôi cánh phù dung”, là sản phẩm được ưa chuộng trên thế giới trong lĩnh vực bảo quản đồ tạo tác cổ.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN