Sự kiện này mở ra cơ hội cho nhiều người ưa thích mạo hiểm có thể tham gia hành trình "leo và bay" trên đỉnh núi cao nhất thế giới.
Theo một nhà tổ chức, sự kiện này diễn ra tuần trước và ông Carter đã thả mình ở độ cao gần 8.000m, cùng với chiếc dù lượn, ông đã có một trải nghiệm đáng nhớ khi bay trên dãy núi Himalaya. Với tốc độ chao lượn 80 km/h, ông Carter chỉ mất 20 phút để chạm đất tại một khu dân cư nhỏ ở Gorakshep nằm ở độ cao 5.164m so với mực nước biển.
Chia sẻ về trải nghiệm của mình, ông Carter nói: "Đây là một chuyến bay tuyệt đẹp, lúc thì tôi được trên mây, lúc thì xuyên qua mây và sau đó ở dưới mây". Điều nuối tiếc duy nhất với ông Carter là điều kiện thời tiết không mấy thuận lợi đã khiến ông không thể thực hiện cú nhảy dù từ điểm cao nhất của đỉnh núi.
Với ông Carter, leo núi là niềm đam mê khi ông còn ở độ tuổi thanh thiếu niên rồi sau đó, ông dần làm quen và yêu thích môn dù lượn. Từ năm 2005, ông đã nhảy dù lượn được 5 trong 7 đỉnh núi được cho là cao nhất của từng lục địa, bắt đầu là đỉnh Elbrus của Nga.
Trên thực tế, trước ông Carter, từng có 3 cuộc dù lượn dù từ đỉnh Everest từng được ghi nhận, nhưng không được Chính phủ Nepal cấp phép. Phi công Jean-Marc Boivin là người đầu tiên thực hiện cú nhảy từ đỉnh Everest vào năm 1988. Một cặp đôi người Pháp cũng từng có chuyến lượn dù từ đỉnh này vào năm 2001 và sau đó 10 năm, một cặp đôi leo núi người Nepal cũng thực hiện chuyến nhảy dù tương tự.
Cho đến thời điểm hiện tại, ông Pierre Carter là người đầu tiên được cơ quan chức năng Nepal cấp phép nhảy dù lượn của đỉnh núi của nước này.
Nepal bắt đầu mở cửa đón các nhà leo núi vào năm ngoái sau khi đại dịch COVID-19 khiến nước này phong tỏa hoàn toàn vào năm 2020.