Đó là bởi vì các nhà khoa học đã kết luận rằng một sa mạc gần dãy núi Andes ở Chile chính là nơi nắng nhất trên Trái đất. Nơi đây nắng đến mức nếu bạn đứng trên Cao nguyên Chajnantor, bạn sẽ tiếp nhận lượng bức xạ tia cực tím (UV) mạnh như trên Sao Kim.
Nghiên cứu do Đại học Santiago thực hiện đã chỉ ra vùng Cao nguyên Chajnantor thuộc sa mạc Atacama phía Bắc Chile, cao hơn 4.800m so với mực nước biển, là địa điểm nắng nhất trên Trái đất vì nơi này hiếm khi có mây che phủ.
Điều này có nghĩa là khu vực này rất ít mưa, song không phải là nơi lý tưởng để tắm nắng. Do các điều kiện bức xạ khắc nghiệt đến mức chưa từng thấy ở bất kỳ nơi nào khác trên hành tinh, con người không thể tránh việc bị cháy nắng khi đến đây.
Nhiệt độ trung bình ở đây thường dao động quanh 4 độ C vào mùa hè, một phần là do vùng biển Thái Bình Dương lận cận nhận được các dòng nước lạnh từ Nam Cực.
Trong nghiên cứu, các nhà khoa học tại Đại học Santiago đã công bố bộ dữ liệu 5 năm được ghi lại tại một đài quan sát ở biên giới phía Tây Bắc của Cao nguyên Chajnantor, nằm trên độ cao 5.418m so với mực nước biển.
Nơi đây không chỉ có mức bức xạ sóng ngắn ngang cao nhất trên toàn thế giới mà còn có một số đặc điểm thú vị khác.
Hóa ra, một hiện tượng được gọi là "tán xạ về phía trước" giữa các đám mây ở đây thường gây ra những đợt nắng chói chang.
Tại những nơi khác trên Trái đất, các đám mây thường đủ “dày” để cản lượng lớn ánh sáng Mặt trời chiếu xuống mặt đất, thay vào đó chúng bị phản xạ trở lại không gian.
Tuy nhiên, Cao nguyên Chajnantor thường có những đám mây “mỏng” tạo điều kiện để ánh nắng Mặt trời chiếu mạnh xuống bề mặt trái đất.
Trên thực tế, bức xạ Mặt trời trong những ngày mây mỏng có thể tồi tệ hơn so với ngày không có mây.
Những đám mây mỏng hơn này thường xuất hiện vào mùa hè ở Nam bán cầu vào tháng 1 và tháng 2, nhưng cũng phổ biến ở các khu vực khác như Cao nguyên Himalaya.
Do đó, Cao nguyên Chajnantor có thể là địa điểm thích hợp để đặt các nhà máy năng lượng Mặt trời trong tương lai. Khu vực này thậm chí có thể được sử dụng làm nơi mô phỏng sự sống trên Sao Kim.
Tầng ozone của Sao Kim nằm cách bề mặt của hành tinh này 100 năm với bức xạ Mặt trời đo được là 2601,3 W m−2, so với mức 308 W m−2 tại Cao nguyên Chajnantor.
Nhiệt độ của Sao Kim thường vượt quá 470°C nhờ khối lượng cực lớn các đám mây carbon dioxide và axit sulfuric trong khí quyển.
Bầu khí quyển dày đặc này giữ nhiệt của Mặt trời, khiến Sao Kim trở thành hành tinh nóng nhất trong hệ Mặt trời của chúng ta.