Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, các nhà nghiên cứu và khảo cổ Australia đã tìm được hóa thạch của một loài thằn lằn bay mới thuộc dòng Pterizard sinh sống vào khoảng 96 triệu năm trước. Xương của loài khủng long mới này được tìm thấy sau một cuộc khải quật kéo dài khoảng 2 tuần.
Hóa thạch mới được phát hiện vẫn còn trong tình trạng tốt với năm phần đốt sống, tám xương chi, một phần lớn của xương hàm và hộp sọ cùng với 40 mảnh răng. Theo Tiến sĩ Adele Pentland thuộc Đại học Công nghệ Swinburne, đồng thời cũng là trưởng nhóm khai quật trên, Pretizard là loài khủng long khá hiếm trong các hóa thạch đã được phảt hiện bởi xương của loài này rỗng và phần bề ngoài của xương chỉ dày khoảng 1 mm. Do đó, rất khó để có thể thu thập được hóa thạch đầy đủ của loài vật trên. Một lý do khác khiến hóa thạch của loài này khó thu thập là vì chúng thường xuyên sống trên không trung, bay qua các đại dương và nhiều khả năng chết ngay trong khi đang bay. Sau khi chết, xác của chúng sẽ rơi xuống biển và bị nhiều loài vật khác ăn thịt.
Các nhà nghiên cứu đã đặt tên cho loài khủng long Pterizard mới được phát hiện nói trên là Ferrodraco lentoni, hay Lenton's Iron Dragon với biệt danh là “Butch”. Biệt danh được đặt nhằm vinh danh cựu thị trưởng thị trấn Winton, nơi phát hiện ra những dấu vết đầu tiên của loài này, ông Graham Butch Lenton. Răng của “Butch” là sự khác biệt của loài thắn lằn bay này so với các loài thằn lằn bay khác thuộc loài Pterizard. Butch có cặp răng đầu tiên nhỏ hơn cùng một số chiếc răng nhỏ khác nằm sâu trong khoang miệng của chúng.
Pterizard là loài khủng long độc lập nhất được biết đến khi chúng có thể tự săn mồi và biết bay ngay khi mới chào đời. Hóa thạch của loài này mới chỉ được tìm thấy ở Trung Quốc, Argentina, Anh và thường chỉ là các mẩu nhỏ mà không phải là một hóa thạch hoàn chỉnh.