Phụ nữ Pakistan và nỗi đau axít

Pakistan là một trong những nước tình trạng bạo hành với phụ nữ diễn ra phổ biến. Trong số các hình thức bạo lực, đáng sợ nhất, có lẽ là việc bị tạt axít. Mỗi năm tại quốc gia Nam Á này, người ta có thể thống kê được hàng trăm vụ tạt axít, để lại nỗi đau dai dẳng suốt đời cho nạn nhân.


90% phụ nữ Pakistan thường xuyên phải chịu bạo lực gia đình.

Các vụ tấn công bằng axít thường được làm rất nhanh, gọn. Kẻ thủ ác không cần chuẩn bị vũ khí cầu kỳ gì ngoài một ca axít đậm đặc, sau đó, chúng chỉ mất vài giây để tạt số dung dịch này vào người nạn nhân. Tội ác được thực hiện đơn giản nhưng hậu quả của nó sẽ hủy hoại phần đời còn lại của nạn nhân.


Các vết da cháy nhăn nhúm, biến dạng vĩnh viễn, quá trình chữa trị dài ngày, tốn kém và tai tiếng lan truyền trong xã hội là những hậu quả hiển hiện nhất. Bên cạnh đó, còn có những tác động vô hình, khó nhận ra hơn như tổn thương về mặt tâm lý cũng như nỗi cô đơn, bị người đời ghẻ lạnh mà nạn nhân phải gánh chịu.


Trong một vụ tạt axít mới đây, Shazia Begum, nữ diễn viên 18 tuổi sống tại làng Pabbi thuộc Nowshera, một trong 25 quận của tỉnh Khyper Pakhtunkhwa, đã bị Shaukat Khan - người từng đeo đuổi cô - đột nhập vào nhà và đổ nguyên một can axít lên người khi cô đang ngủ say. Mẹ của Shazia cho biết Khan muốn trả thù việc Shazia từ chối lời cầu hôn của mình.


Shazia ngay lập tức được đưa tới bệnh viện. Các bác sĩ cho biết cô bị mất nước nghiêm trọng, và dù Shazia không cần tiếp thêm máu như nhiều bệnh nhân khác nhưng khi các vết thương lành hẳn, cô vẫn sẽ bị thiếu máu. Bác sĩ Abuzar Khan cho biết, khoa bỏng của bệnh viện tỉnh đã phải tiếp nhận 12 trường hợp từ đầu năm đến nay và 8 trong số này bị bỏng 50%.


Những hậu quả của hành vi tạt axít tước đi của người phụ nữ cơ hội kiếm chồng, xây dựng một gia đình hay có một cuộc sống bình thường.

Một vài bệnh nhân may mắn sống sót thường phải chịu các di chứng khủng khiếp như bị axít làm rụng các phần sụn ở tai và mũi, gây điếc, mất khứu giác; sứt môi, khiến nạn nhân bị hở răng, khó ăn, khó nói; mí mắt bị cháy, có thể gây mù; thậm chí hộp sọ cũng bị ảnh hưởng. Những hậu quả này tước đi ở người phụ nữ cơ hội kiếm chồng, xây dựng một gia đình hay có một cuộc sống bình thường.


Tại nhiều vùng của Pakistan, tư tưởng phân biệt giới tính vẫn ảnh hưởng nặng nề lên cuộc sống của người dân. Việc một người đàn ông không thể tìm được vợ bị xã hội đánh giá nặng nề. Điều này lý giải tại sao hầu hết thủ phạm của các vụ tạt axít là đàn ông bị khước từ tình cảm. Những người đàn ông này muốn trả thù bằng cách hủy hoại dung nhan của người phụ nữ đã từ chối tình cảm của họ.


Bà Valerie Khan, chủ tịch tổ chức những nạn nhân sống sót sau khi bị tạt axít (ASF), nói rằng ASF đã ghi nhận khoảng 150 vụ tấn công bằng axít tại Pakistan trong năm ngoái, trong đó chỉ có 49 vụ được báo cảnh sát.


Theo giới chuyên gia, hiện các quy định pháp lý mới nghiêm khắc hơn cộng với nhận thức xã hội của người dân được nâng cao đã giảm bớt số vụ tạt axít. Bộ luật hình sự mới của Pakistan quy định, những kẻ phạm tội tạt axít sẽ phải chịu mức án tối thiểu là 14 năm tù giam đồng thời nộp phạt tới 1 triệu USD.



Lê Hoàng (theo IPS)

Nữ diễn viên bị tạt axít vì từ chối cầu hôn
Nữ diễn viên bị tạt axít vì từ chối cầu hôn

Một nữ diễn viên trẻ người Pakistan đang ở trong tình trạng nguy kịch tại bệnh viện sau khi bị một người đàn ông tạt axít vào mặt trong lúc đang ngủ.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN