Đắk Lắk: Đời sống người dân các thôn, buôn từng bước cải thiện và nâng cao 

Xã Ea Tiêu nằm cách trung tâm huyện Cư Kuin (Đắk Lắk) khoảng 12 km, diện tích tự nhiên 4.639 ha; có 21 thôn, buôn, trong đó có 17 thôn và 7 buôn đồng bào dân tộc tại chỗ, chiếm 40% dân số toàn xã. 

Đại diện UBND xã Ea Tiêu Nguyễn Năng Tuấn cho biết, dù có những khó khăn nhất định, nhưng cán bộ và bà con các khu dân cư trong xã đã nêu cao tinh thần đoàn kết, nỗ lực phấn đấu thực hiện hiệu quả 4 nội dung của cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.

Đời sống vật chất, tinh thần của  người dân các thôn, buôn từng bước được cải thiện và nâng cao. Bộ mặt nông thôn khởi sắc, tình hình an ninh chính trị được ổn định; các tổ chức trong hệ thống chính trị ở khu dân cư được củng cố kiện toàn và đi vào hoạt động có nền nếp.

Năm 2023, toàn xã 98,6% gia đình có nhà kiên cố; 98% số hộ có xe gắn máy; 90% số hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh; 75,6% số người dân đã mua bảo hiểm y tế... 

Chú thích ảnh
Tại Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc trên địa bàn huyện Cư Kuin, Đoàn công tác của Trung ương trao bảng tương trưng hỗ trợ công trình nhà văn hóa thôn cho các xã của huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk. Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN

Hưởng ứng phong trào "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới",  đồng bào các dân tộc trong thôn, buôn đã tích cực góp công, góp sức xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Đến nay, xã có 4.043 gia đình được công nhận đủ tiêu chuẩn gia đình văn hóa (đạt 75%); 18 thôn buôn được công nhận thôn buôn văn hóa... 

Dự Ngày hội Đại đoàn kết các dân tộc đã diễn ra ở khu dân cư tại xã Ea Tiêu đầu tháng 11 vừa qua, Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường bày tỏ sự vui mừng, phấn khởi trước những thành tựu phát triển kinh tế, bảo tồn bản sắc văn hóa, an sinh xã hội của xã Ea Tiêu trong những năm qua. 

Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội mong muốn, đồng bào các dân tộc ở Ea Tiêu luôn đoàn kết, đi đầu trong thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước của huyện, tỉnh. Mỗi người dân tự thấy trách nhiệm của mình đối với thôn, buôn, quê hương, đất nước; tiếp tục đoàn kết, gắn bó, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và cấp ủy, chính quyền địa phương; thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, kích động chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Thời gian tới, cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể của tỉnh Đắk Lắk  sẽ đổi mới, tăng cường phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tập trung nỗ lực hơn nữa để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp, Nghị quyết của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 để phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, chăm lo tốt hơn đời sống đồng bào các dân tộc trong tỉnh.

Anh Dũng - Tuấn Anh
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc

Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất 18/11 hằng năm đã trở thành Ngày truyền thống của Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam và cũng là “Ngày hội đại đoàn toàn kết dân tộc”. Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, Danh nhân văn hóa thế giới, đã để lại cho chúng ta một di sản tinh thần vô giá, một hệ thống tư tưởng về nhiều mặt, trong đó có tư tưởng về đại đoàn kết dân tộc. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết được kết tinh từ nhiều yếu tố: Truyền thống của dân tộc, tinh hoa văn hóa của nhân loại và chủ nghĩa Mác-Lênin - là tư tưởng có tầm cao về nhân văn và trí tuệ, có sức truyền cảm mạnh mẽ và sức sống bền vững.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN