Mặc dù bước vào năm 2023 với nhiều khó khăn, nhưng người nông dân vẫn mạnh dạng đầu tư vào để tạo thành một xu thế để đi đầu trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới (NTM).
Đi đầu trong xây dựng nông thôn mới
Từ năm 2014, Đồng Nai là địa phương đầu tiên trong cả nước có huyện “về đích” trong xây dựng NTM. Đến nay, Đồng Nai vẫn giữ thành tích này trong xây dựng NTM mà còn đạt được nhiều thành tựu trong việc xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Để đạt được thành tích trên đó là sự nỗ lực ngay từ đầu của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân tỉnh Đồng Nai. Ngay từ năm 2014, khi xây dựng được 15 xã đạt chuẩn NTM đầu tiên thì tỉnh đã chủ động kịp thời để ban hành Bộ tiêu chí xã NTM nâng và vào năm 2015 và Bộ tiêu chí xã NTM kiểu mẫu vào năm 2019 qua đó đáp ứng nhu cầu phát triển nông thôn cả về lý luận lẫn thực tiễn.
Vì về đích đầu tiên trong việc xây dựng NTM cho nên Đồng Nai đã có kinh nghiệm và áp dụng nó vào việc xây dựng xã NTM nâng cao và NTM kiểu mẫu. Đến nay toàn tỉnh đã có 96 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 21 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu thuộc tốp đầu cả nước trong xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu. Đặc biệt, thu nhập của người dân nông thôn năm 2022 đạt 64,67 triệu đồng/người/năm, cao hơn nhiều so với mặt bằng chung cả nước; tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh, nhiều xã NTM kiểu mẫu không còn hộ nghèo.
Ngoài ra trong việc xây dựng NTM, tỉnh cũng tích cực nhân rộng những cách làm hay, sáng kiến mới trong quá trình triển khai thực hiện. Trong đó, công tác tuyên truyền vận động luôn được chú trọng để thực sự khích lệ được người dân chung tay, đóng góp, vận động xây dựng NTM. Qua 2 năm thực hiện, có nhiều mô hình hay, huy động được sự tham gia của người dân, đồng bào Công giáo.
Tiêu biểu như ông Nguyễn Ngọc Sơn (ngụ xã Gia Canh, huyện Định Quán) đã vận động, ủng hộ hơn 1,7 tỷ đồng để xây dựng 10 cầu dân sinh; ông Vũ Văn Thỏa, Trưởng ban Hành giáo giáo xứ Đức Huy (xã Gia Tân 1, H.Thống Nhất) vận động bà con giáo dân đóng góp hơn 650 triệu đồng để đầu tư làm 1,4km đường ngõ xóm…
Đi đầu trong việc xây dựng NTM kiểu mẫu, NTM nâng cao của tỉnh Đồng Nai có thể nhắc đến huyện Xuân Lộc. Đây là huyện nổi tiếng trong thời chiến tranh hào hùng của dân tộc, đã được nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân năm 1999. Đến thời bình, Xuân Lộc tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng của mình trong việc khắc phục hậu quả chiến tranh, đầu tư phát triển sản xuất, hạ tầng và danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới năm 2011. Chính vì vậy, nơi đây được tỉnh Đồng Nai chọn để làm điểm trong xây dựng NTM. Dù có xuất phát điểm rất thấp, sau 5 năm phấn đấu, bằng nhiều cách làm đầy sáng tạo, quyết liệt, Xuân Lộc đã trở thành huyện NTM đầu tiên của cả nước.
Điều tạo nên những kỳ tích của vùng quê nghèo khó đó chính là người nông dân chân lấm tay bùn, họ chính là chủ thể tích cực trong phong trào xây dựng NTM. Qua quá trình xây dựng NTM, Xuân Lộc đã tích cực vận động bà con nông dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, không ngừng nâng cao giá trị thu nhập trên diện tích cây trồng và vật nuôi.
Huyện Xuân Lộc vẫn tiếp tục giương cao ngọn cờ đầu của cả tỉnh, cả nước khi hiện có 100% xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 9/14 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Huyện cũng đã cơ bản hoàn thành mục tiêu huyện NTM nâng cao trong năm 2023.
Tư duy cộng đồng trong xây dựng làng quê kiểu mẫu
Trong 3 năm qua, hệ thống cơ chế, chính sách và văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình NTM đã được ban hành đầy đủ, kế hoạch vốn đầu tư được giao cho các địa phương. Đặc biệt trong giai đoạn này, tư duy kinh tế nông nghiệp, phát huy đa giá trị nông nghiệp, nông thôn được chú trọng phát triển. Đây chính là bước chuyển mình quan trọng trong chỉ đạo để giúp gia tăng giá trị sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn. Nhờ việc triển khai bài bản, toàn diện mà chương trình đã vượt kế hoạch 3 năm trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM có tỷ lệ giải ngân vốn ngân sách Trung ương cao nhất trong 3 Chương trình mục tiêu quốc gia.
Không chỉ dồn lực phát triển kinh tế, các địa phương còn chăm chút cảnh quan môi trường, giữ gìn những nét đặc sắc về văn hóa bản địa, tạo nên nét độc đáo, ấn tượng riêng của từng vùng nông thôn chứ không làm theo kiểu rập khuôn, sao chép. Diện mạo nông thôn có sự chuyển biến rõ nét, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội được quan tâm đầu tư, cảnh quan môi trường hướng đến xanh sạch đẹp, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn không ngừng được nâng cao. Trong đó, người dân nông thôn được hưởng thụ văn hóa ở mức cao với mục tiêu để nông thôn thành nơi đáng sống là nội dung được các địa phương chú trọng.
Theo ông Lê Văn Gọi, Phó Giám đốc Sở NN và PTNT tỉnh, Đồng Nai đã ban hành các bộ tiêu chí NTM, NTM nâng cao, kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025 nhiều hơn về số lượng chỉ tiêu, một số chỉ tiêu có yêu cầu cao hơn so với bộ tiêu chí của Trung ương. Điều này đã khẳng định tinh thần “chủ động, quyết tâm, quyết liệt” của tỉnh trong xây dựng hậu NTM của Đồng Nai.
Đồng Nai thuộc tốp đầu cả nước đầu tư cơ sở hạ tầng cho nông thôn. Trong đó, nguồn vốn huy động được chủ yếu là từ nguồn xã hội hóa. Điều này thể hiện sự đồng lòng của người dân tham gia. Bên cạnh đó, trong xây dựng NTM, bộ máy chính quyền các địa phương tích cực thực hiện đồng nghĩa với việc chính quyền hoạt động cũng ngày càng lớn mạnh, hiệu quả.