Đồng Tháp xây dựng 2 kịch bản tăng trưởng trong tình hình mới

Tỉnh Đồng Tháp đã xây dựng 2 kịch bản tăng trưởng nhằm quyết tâm thực hiện mục tiêu kép “vừa phòng chống dịch vừa phát triển kinh tế” trong tình hình mới.

Chú thích ảnh
Sản xuất tại một cơ sở chế biến thủy sản của tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: Chương Đài/TTXVN

Theo đó, kịch bản 1, mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) cả năm 2021 từ 2,5% - 3,5%. Kịch bản 2, mục tiêu tăng trưởng GRDP cả năm 2021 từ 3,5% - 4,5%. Các mục tiêu tăng trường đều lấy mức cao nhất làm mục tiêu phấn đấu.

Ông Phạm Thiện Nghĩa, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp cho biết, trong lĩnh vực nông nghiệp tỉnh yêu cầu các ngành có kế hoạch duy trì và phát triển sản xuất, phát huy vai trò “bệ đỡ” nền kinh tế, không để đứt gãy chuỗi cung ứng, giải phóng hàng tồn nông, thuỷ sản.

Hiện, tỉnh Đồng Tháp đã có gần 200 doanh nghiệp hoạt động trở lại. Tỉnh tiếp tục vào cuộc hỗ trợ, có hướng dẫn cụ thể để tăng thêm doanh nghiệp khôi phục sản xuất, kinh doanh; đồng thời, các ngành, địa phương khởi động lại Chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình, mỗi xã một sản phẩm...

Nhờ sự nỗ lực vượt khó của doanh nghiệp, sự thích nghi với tình hình mới, một số doanh nghiệp đã ổn định trở lại sản xuất. Tháng 9, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tỉnh Đồng Tháp tăng 6,21% so với tháng trước. Từ ngày 22/8 đến nay các doanh nghiệp sản xuất thực hiện phương án 4 tại chỗ đã có 19.524/54.116 lao động làm việc; trong đó, số doanh nghiệp đã thực hiện xét nghiệm đầu vào là 181 doanh nghiệp, với 16.544 lao động.

Cùng với đó, Sở Công Thương triển khai chính sách hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện cho các khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng của dịch COVID-19 theo chủ trương của Chính phủ; hướng dẫn doanh nghiệp tổ chức sản xuất.  Trong điều kiện thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới, tỉnh hỗ trợ doanh nghiệp rà soát, cập nhật bổ sung nhu cầu tiêm vaccine phòng COVID-19 cho công nhân, người lao động trong doanh nghiệp, đồng thời xây dựng kế hoạch khôi phục hoạt động sản xuất công nghiệp, kinh doanh thương mại trên địa bàn…

Để thực hiện tốt mục tiêu kép, tỉnh Đồng Tháp tăng cường các hoạt động xúc tiến, kết nối giữa nhà sản xuất, cung ứng với các nhà phân phối, các tổ chức xúc tiến thương mại trong nước với các địa phương; đồng thời, thúc đẩy tiêu thụ lượng hàng hóa, nông sản còn tồn động sau đợt thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg trên địa bàn. Tỉnh chỉ đạo chuẩn bị các điều kiện mở lại hoạt động các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, các điểm du lịch trong tình hình mới, đảm bảo các điều kiện chống dịch...

Cùng với đó, tỉnh tiếp tục triển khai các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu; phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công Thương tìm kiếm cơ hôi kết nối giao thương, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu giải phóng lượng hàng tồn kho; hỗ trợ doanh nghiệp cập nhật kiến thức về hội nhập quốc tế, các cơ hội từ các Hiệp định Thương mại tự do.

Để người lao động yên tâm sản xuất, tỉnh Đồng Tháp duy trì, thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch tại các khu, cụm công nghiệp; hỗ trợ, rà soát nhu cầu tiêm vaccine cho các đối tượng lao động, ưu tiên các đối tượng trong chuỗi sản xuất để ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh. Tỉnh triển khai đồng bộ các giải pháp về cơ chế, chính sách hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp, cơ sở phục hồi sản xuất.

Nguyễn Văn Trí (TTXVN)
Bàn giải pháp kết nối thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Bàn giải pháp kết nối thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Nhằm tìm ra các giải pháp phù hợp để tháo gỡ khó khăn trong hoạt động lưu thông, kết nối tiêu thụ hàng hóa tại thị trường trong nước và xuất khẩu, sáng 5/10, tại Hà Nội, Bộ Công Thương phối hợp với Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh tổ chức hội nghị “Kết nối cung cầu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế” theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN