Đưa Gốm Luy Lâu trưng bày triển lãm sản phẩm làng nghề tại Pháp

Nghệ nhân Nguyễn Đăng Vông – Giám đốc Hợp tác xã (HTX)Gốm sứ mỹ nghệ Luy Lâu, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh cho biết: Từ ngày 13 đến 15/1/ 2015, Hợp tác xã Gốm sứ mỹ nghệ Luy Lâu tiến hành xúc tiến, quảng bá trưng bày triển lãm 300 sản phẩm tiêu biểu tại hội chợ Cộng hòa Pháp theo lời mời phía đối tác.


Nghệ nhân Nguyễn Đăng Vông giới thiệu sản phẩm gốm Luy Lâu


Thành lập từ 2006, đến nay HTX có sự phát triển tốt với hơn 10 nhóm sản phẩm, bình quân mỗi năm sản xuất được 10 nghìn sản phẩm các loại, tạo việc làm cho hơn 10 lao động với mức lương bình quân 4 triệu đồng/người/tháng. HTX đã đăng ký bản quyền nhãn hiệu gốm Luy Lâu từ năm 2007 và hiện đang xuất khẩu sản phẩm Gốm Luy Lâu đến các thị trường Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản và Châu Âu.

Gốm Luy Lâu (Vùng Dâu-Thuận Thành) một chứng tích của nền văn hóa hơn 2.000 năm tưởng chừng như mất dấu, nay được nghệ nhân Nguyễn Đăng Vông, ở Mãn Xá, Hà Mãn, Thuận Thành- Bắc Ninhhồi sinh, phục dựng thành công từ chất liệu, mầu men đến hoa văn, họa tiết. Tuy nhiên, dòng gốm này lại đang đứng trước nhiều trở ngại, khó khăn trong việc gìn giữ và phát triển thương hiệu. Trong hội thảo khoa học tại Bắc Ninh năm 2007 nhằm tìm giải pháp khôi phục, phát triển dòng gốm Luy Lâu, Nhà sử học Dương Trung Quốc nhận định: “Dòng gốm Luy Lâu ra đời cách đây hơn hai nghìn năm. Đây là một trong những dòng gốm cổ nhất Việt Nam, với nhiều sản phẩm độc đáo, thể hiện trình độ phát triển cao trong nghệ thuật tạo hình và nung đốt”.

Chế tác sản phẩm tại HTX Luy Lâu.


Để phát triển thương hiệu gốm Luy Lâu, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến chỉ đạo các cơ quan chức năng của tỉnh tạo điều kiện hỗ trợ Hợp tác xã Gốm sứ mỹ nghệ Luy Lâu bảo tồn, phát huy, phát triển dòng gốm Luy Lâu. Trong đó, tỉnh sẽ có cơ chế, chính sách hỗ trợ tài chính, đất đai, thuế; quảng bá sản phẩm, sở hữu trí tuệ, đào tạo nguồn nhân lực, thị trường tiêu thụ sản phẩm; kết hợp sản xuất làng nghề với các tua du lịch; đẩy mạnh công tác tuyên truyền về dòng gốm Luy Lâu…

Để Gốm Luy Lâu được bảo tồn và phát triển, cần cải tiến mẫu mã để nâng cao năng suất, kết hợp việc bảo tồn truyền thống với kinh doanh thương mại; liên doanh liên kết với các nhà đầu tư để mở rộng sản xuất. Tỉnh cần tiếp tục có hướng bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống của gốm Luy Lâu, trong đó cần nghiên cứu sản phẩm mới gắn với truyền thống quê hương Kinh Bắc nhằm phát huy thương hiệu sản phẩm trong và ngoài nước qua các cuộc trưng bày, giới thiệu sản phẩm…

Được biết, nghệ nhân Nguyễn Đăng Vông là người chế tác thủ côngchiếc ngọcbình bằng gốm kỷlụcnặng 2,2 tấn trưng bày tạiĐại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Thái Hùng

Thành cổ Luy Lâu đang thành phế tích
Thành cổ Luy Lâu đang thành phế tích

Di tích lịch sử Thành cổ Luy Lâu với những giá trị lịch sử, văn hóa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đang dần trở thành phế tích do bị lấn chiếm, xâm hại nghiêm trọng.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN