Hoàn thiện hạ tầng, đáp ứng phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Tỉnh Sóc Trăng sẽ lồng ghép nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025, với các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình, dự án khác, để đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc Khmer

Bộ mặt vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Sóc Trăng ngày càng khởi sắc nhờ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030.

Chú thích ảnh
Đường về các phum sóc Khmer Sóc Trăng hôm nay. Ảnh: Chanh Đa/TTXVN

Theo lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước.

Chương trình tích hợp 118 chính sách với 10 dự án, 14 tiểu dự án, 36 nội dung chính sách thành phần, trong đó có nhiều chính sách tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Sóc Trăng có trên 35% là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó hơn 30 % là dân tộc Khmer. Chương trình đã góp phần từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng vùng nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn phát triển, sản xuất, cải thiện sinh kế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói chung, và đồng bào dân tộc Khmer nói riêng.

Từ năm 2021- 2023, tổng nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng được phân bổ cho tỉnh trên 267 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương trên 236 tỷ đồng. Tính đến nay, tỉnh đã triển khai đầu tư mới 113 công trình, đường giao thông nông thôn, hạ tầng khu vực chợ, nhà sinh hoạt cộng đồng… duy tu bảo dưỡng trên 50 công trình cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn.

Tại huyện Trần Đề, sau 3 năm triển khai chương trình, huyện đã đầu tư hơn 10 công trình giao thông nông thôn, sửa chữa các tuyến giao thông đã xuống cấp, với tổng kinh phí gần 10 tỷ đồng. Từ đầu năm 2023 đến nay, huyện phân bổ nguồn kinh phí hơn 5 tỷ đồng đầu tư hạ tầng ở những khu vực đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số. Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030 đã từng bước giúp cho cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc Khmer, huyện Trần Đề ngày thêm hoàn thiện.

Thời gian tới, tỉnh Sóc Trăng tiếp tục tập trung nguồn vốn đầu tư theo lộ trình kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2021 - 2025. Đặc biệt, tỉnh sẽ lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình như, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo và các chương trình, dự án khác và huy động nguồn lực xã hội để triển khai đầu tư đồng bộ cơ sơ hạ tầng vùng đồng bào dân tộc Khmer; đồng thời, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Tỉnh đặt ra mục tiêu đến năm 2025, cơ bản hoàn thiện xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhằm đáp ứng phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và đồng bào dân tộc Khmer nói riêng.

PV
Cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng chờ cát để thi công
Cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng chờ cát để thi công

Sau hơn 2 tháng khởi công xây dựng Dự án tuyến cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1 đoạn qua tỉnh An Giang, hiện gói thầu số 1 của dự án dài 17 km cơ bản hoàn thành đắp bờ, bóc đất hữu cơ. Trong khi đơn vị thi công hiện đang "nóng lòng" đợi nguồn cát về công trường để đắp nền đường thì nhiều mỏ cung cấp hơn 1 triệu m3 cát cho dự án đã bị rút giấy phép.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN