Hội thảo Chuyển dịch số và phát triển hạ tầng mạng lưới năm 2023, định hướng đến năm 2025

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Phú Thọ vừa phối hợp với Viettel Phú Thọ tổ chức "Hội thảo Chuyển dịch số và phát triển hạ tầng mạng lưới năm 2023, định hướng đến năm 2025".  

Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận, trao đổi, làm rõ kết quả, nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp cụ thể để thúc đẩy chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh; triển khai các giải pháp, nền tảng hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả quản trị, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; cơ chế, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân sử dụng, vận hành các nền tảng số, đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh…

Chú thích ảnh

Thông qua hội thảo, đã cụ thể hóa và triển khai có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số của tỉnh. Đồng thời đề ra các giải pháp nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số thiết thực, hiệu quả, tăng năng lực cạnh tranh, tăng lợi nhuận, tiến nhanh hơn trong lộ trình chuyển đổi số, bắt kịp xu hướng phát triển của thị trường, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. 

Trong những năm qua, các doanh nghiệp viễn thông nói chung, Viettel Phú Thọ nói riêng, đã bám sát các nhiệm vụ chính trị của tỉnh, chú trọng đầu tư hạ tầng mạng lưới viễn thông, công nghệ thông tin, góp phần tích cực trong thực hiện các nhiệm chuyển đổi số trên địa bàn.

Đến nay, Viettel Phú Thọ đã đầu tư xây dựng 710 vị trí trạm BTS, 1.293 trạm BTS, trong đó trạm 3G là 1 trạm, 4G là 644 trạm, 5G là 4 trạm, phủ sóng đến 100% các khu dân cư và các khu vực vùng sâu vùng xa của tỉnh như bản Mỹ Á, xã Thu Cúc (huyện Tân Sơn); bản Sinh Tàn, xã Thượng Cửu (huyện Thanh Sơn).

Hiện nay, Viettel Phú Thọ cung cấp dịch vụ internet cố định băng rộng đến 225/225 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Lũy kế đến nay, có 1,1 triệu thuê bao di động, trong đó 77% sẵn sàng sử dụng các dịch vụ nền tảng data, nền tảng số. Nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, Viettel Phú Thọ đã chủ động đưa các ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng AI, Chatbox để hỗ trợ công các quản lý cũng như kinh doanh; triển khai hiệu quả các sản phẩm, dịch vụ số như: Hợp đồng điện tử, tổng đài điện tử, định danh khách hàng điện tử, chữ ký số, hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hệ thống dịch vụ cảnh báo cháy cho doanh nghiệp… Triển khai mô hình chợ 4.0 tại 13 huyện, thành, thị; đồng thời đẩy mạnh triển khai giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt tại các cơ sở giáo dục, các bệnh viện, trung tâm y tế trên địa bàn tỉnh…

Trong thời gian tới, Viettel Phú Thọ sẽ tiếp tục nghiên cứu xây dựng và triển khai hệ sinh thái chuyển đổi số cho doanh nghiệp, nhất là nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ. Lựa chọn các nền tảng đặc trưng, có tính ứng dụng mạnh đã triển khai, áp dụng hiệu quả; những sản phẩm tiềm năng, có tính khả thi, mang lại hiệu quả cao trong công việc, tiết kiệm chi phí, tăng năng suất lao động, tăng năng lực cạnh tranh và tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để tham mưu, đề xuất với tỉnh triển khai thực hiện. Đồng thời rà soát, đánh giá hoạt động của các doanh nghiệp theo từng lĩnh vực để xây dựng và triển khai các nền tảng cho phù hợp; từng bước kết nối liên thông, đồng bộ dữ liệu của doanh nghiệp, góp phần phục vụ công tác chỉ đạo điều hành, thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển.

Lệ Thủy
Công nghệ mới và an ninh mạng trong kỷ nguyên chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo
Công nghệ mới và an ninh mạng trong kỷ nguyên chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo

Đây là chủ đề của Hội thảo và Triễn lãm An toàn thông tin (ATTT) khu vực phía Nam 2023, do Sở Thông tin và Truyền thông (Sở TT&TT) TP Hồ Chí Minh phối hợp cùng Chi hội An toàn thông tin phía Nam (VNISA) tổ chức vào 25/8 tới đây.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN