Miền trung du Cẩm Khê đổi thay từ nguồn vốn chính sách

Quyết tâm và nỗ lực của cả hệ thống chính trị đã giúp cho Cẩm Khê, huyện trung du nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Phú Thọ, có được diện mạo mới. Trong đó, không thể không nhắc đến nguồn vốn tín dụng chính sách, một trong những trụ cột của công tác giảm nghèo, luôn đồng hành giúp người dân thoát nghèo, vươn lên phát triển sản xuất, nâng cao đời sống.

Chú thích ảnh
Điểm giao dịch xã của NHCSXH huyện Cẩm Khê khẩn trương giải ngân dịp giáp Tết 2025.

Những ngày cuối năm, không khí tại các điểm giao dịch xã của Ngân hành chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Cẩm Khê càng thêm hối hả. Cán bộ, nhân viên Ngân hàng đều hoạt động hết công suất, để giải ngân vốn tín dụng cho người dân, để chủ động vào vụ sản xuất kinh doanh ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.

Chú thích ảnh
Điểm giao dịch xã của NHCSXH huyện Cẩm Khê khẩn trương giải ngân dịp giáp Tết 2025.

Đã thành thông lệ, thay vì làm việc tại trụ sở ngân hàng ở thị trấn huyện, mỗi tháng, đến phiên giao dịch theo lịch quy định, bất kể ngày lễ thứ 7, chủ nhật, cán bộ NHCSXH huyện Cẩm Khê lại vượt hàng chục cây số, đến tận các xã để phục vụ người dân vay vốn, nộp lãi, trả nợ...

Để sử dụng hiệu quả đồng vốn, cán bộ tín dụng còn tham gia hướng dẫn các hộ dân cách chi tiêu, đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. NHCSXH cũng phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong quản lý nguồn vốn, giúp cho vốn ưu đãi phát huy được hiệu quả cao nhất.

Chú thích ảnh
Các hộ vay vốn chính sách ở Cẩm Khê đã đầu tư hiệu quả nguồn vốn để phát triển kinh tế.

Là xã công giáo toàn tòng của huyện, năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo của xã Tạ Xá cao nhất huyện, chiếm tới 48,9%, hộ cận nghèo cũng lên tới 14,1%.

Để thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững, cấp ủy, chính quyền xã đã tích cực đẩy mạnh tuyên truyền và triển khai các chính sách của Đảng, Nhà nước. Trong đó, ưu tiên, tạo điều kiện để các hộ nghèo, cận nghèo được tiếp cận và thụ hưởng nguồn vốn vay ưu đãi.

Chú thích ảnh
Các hộ vay vốn chính sách ở Cẩm Khê đã đầu tư hiệu quả nguồn vốn để phát triển kinh tế.

Các tổ chức chính trị xã hội trong xã đã đứng ra ủy thác với NHCSXH huyện số tiền gần 30 tỷ đồng cho hơn 600 hội viên vay vốn phát triển kinh tế; khuyến khích, động viên các hộ mạnh dạn tập trung dồn đổi, tích tụ đất đai phát triển các mô hình phát triển kinh tế vườn, ao, chuồng, rừng phù hợp tại địa phương. Đồng thời, xã chú trọng nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn; phối hợp với các đơn vị tư vấn để người dân đi xuất khẩu lao động tại các nước như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan…

Ông Mai Tiến Đường, Chủ tịch UBND xã Tạ Xá, cho biết: “Hằng năm, chúng tôi đều xây dựng kế hoạch giảm nghèo để triển khai thực hiện. Nhờ đó, đến năm 2023, kinh tế - xã hội của xã đã chuyển biến tích cực, an sinh xã hội đảm bảo, đời sống Nhân dân từng bước được nâng cao. Tổng thu ngân sách đạt gần 4,5 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người đạt 40 triệu; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 11,9%; hộ cận nghèo giảm còn 7,2%; xã đã đạt 17/19 tiêu chí nông thôn mới”.

Chú thích ảnh
Các hộ vay vốn chính sách ở Cẩm Khê đã đầu tư hiệu quả nguồn vốn để phát triển kinh tế.

Nhiều hộ gia đình trên miền trung du này cũng thoát nghèo nhanh, làm giàu chính đáng từ đồng vốn tín dụng ưu đãi. Anh Phí Ngọc Đẩu, ở khu xóm Làng, xã Phong Thinh, là một ví dụ điển hình. Trước đây, cuộc sống của gia đình anh rất khó khăn. Được cán bộ NHCSXH huyện Cẩm Khê tuyên truyền, anh đã mạnh dạn vay 100 triệu đồng vốn vay giải quyết việc làm, đầu tư mở cơ sở sản xuất đồ mộc dân dụng. Đến nay, kinh tế gia đình anh đã ổn định, vừa kịp sửa sang căn nhà để đón Xuân.

Hay gia đình chị Nguyễn Anh Linh, được Hội phụ nữ xã Yên Tập khuyến khích, tạo điều kiện giúp đỡ, chị đã tích cực tham gia các chương trình tập huấn kiến thức, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi do Hội tổ chức; trực tiếp đến học hỏi, tham khảo các mô hình kinh tế hiệu quả phù hợp với điều kiện thực tế gia đình.  Từ nguồn vốn vay của NHCSXH, cùng với những kiến thức được học hỏi, gia đình chị đã đầu tư phát triển chăn nuôi, mỗi năm xuất bán ra thị trường 5-6 tấn thịt lợn hơi và gần 2 tấn thịt gia cầm…. Chỉ trong thời gian ngắn, thu nhập từ chăn nuôi đã giúp chị trả xong nợ ngân hàng, vươn lên thoát nghèo, kinh tế gia đình phát triển ổn định.

Chú thích ảnh

Giám đốc NHCSXH huyện Cẩm Khê, ông Nguyễn Văn Xuân (ảnh), cho biết, dù vất vả nhưng khi thấy làng quê trù phú bà con no đủ thêm bằng chính nguồn vốn mà hàng ngày NHCSXH huyện đang thực hiện, cán bộ, nhân viên Ngân hàng lại quên hết mệt nhọc.

Trải qua 22 năm đồng hành cùng người nghèo và các đối tượng chính sách, tổng nguồn vốn của NHCSXH huyện Cẩm Khê đến mùa xuân Ất Tỵ là 677.888 triệu đồng, tăng 34.289 triệu đồng so với cuối năm 2023, hoàn thành 101%. 

Chú thích ảnh
Các hộ vay vốn chính sách ở Cẩm Khê đã đầu tư hiệu quả nguồn vốn để phát triển kinh tế.

Bí thư Huyện ủy Cẩm Khê, ông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định: “Nguồn vốn tín dụng chính sách những năm qua đã giúp địa phương thực hiện thành công chương trình giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới. Năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 4,63% (giảm 1,4% so với năm 2023).

Chú thích ảnh

Miền đất trung du Cẩm Khê đang đổi thay từng ngày, đời sống người dân cũng ngày càng sáng tươi, no đủ hơn. Để công tác giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới ổn định bền vững, NHCSXH huyện Cẩm Khê tiếp tục nỗ lực cùng các ban ngành, đoàn thể trên địa bàn, đẩy mạnh việc đưa nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước đến đúng đối tượng thụ hưởng, giúp người dân phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, dựng xây quê hương tươi đẹp.

Minh Uyên
Tìm cách duy trì nguồn vốn vay qua Ngân hàng Chính sách xã hội cho người nghèo
Tìm cách duy trì nguồn vốn vay qua Ngân hàng Chính sách xã hội cho người nghèo

Sáng 11/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thứ nhất thuộc lĩnh vực ngân hàng. Một trong những chủ đề được đại biểu Quốc hội (ĐBQH) quan tâm chất vấn là việc duy trì nguồn vốn vay qua Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) cho người nghèo.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN