Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhiều trường học đã được đầu tư cơ sở vật chất; việc đào tạo nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất mang lại hiệu quả, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn giai đoạn I từ năm 2021-2025, tỉnh Sơn La đầu tư gần 30 tỷ đồng nâng cấp 6 trường nội trú; 2 trường THPT và 4 trường THCS có học sinh bán trú trên địa bàn 6 xã khu vực III.

Tỉnh phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho hơn 9.000 người lao động vùng dân tộc thiểu số..., góp phần nâng tỷ lệ trường, lớp học được xây dựng kiên cố đạt 100%; tỷ lệ lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu là 59,03%.

Chú thích ảnh
Quan tâm đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ảnh: TTXVN phát

Trường Tiểu học và THCS Chiềng La, huyện Thuận Châu, có khuôn viên rộng rãi, cơ sở vật chất khang trang, thuận lợi cho học sinh học tập. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn giai đoạn I từ năm 2021-2025, cuối năm 2022, trường được đầu tư 8,6 tỷ đồng xây dựng 3 dãy nhà 2 tầng, 12 phòng học, đổ sân bê tông, xây tường rào. Hiện nay, trường có 28 phòng học kiên cố, 7 phòng học bán kiên cố; các phòng bộ môn, phòng thư viện và các phòng chức năng đều kết nối internet; góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.

Trên địa bàn huyện Thuận Châu còn có 10 trường được đầu tư nâng cấp theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn giai đoạn I từ năm 2021-2025,

Tại huyện Sông Mã, từ nguồn vốn thực hiện Dự án “Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn giai đoạn I từ năm 2021-2025, huyện đầu tư gần 1,8 tỷ đồng xây dựng 1 nhà lớp học bán trú tại xã Đứa Mòn; ban hành kế hoạch mở 13 lớp xóa mù chữ cho 550 học viên trên địa bàn các xã: Mường Sai, Chiềng Khương, Chiềng Cang, Chiềng Khoong, Huổi Một, Nậm Ty, Đứa Mòn, Pú Bẩu. Hiện nay, tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng số lao động xã hội chiếm 62,4%; tỷ lệ lao động qua đào tạo, có bằng cấp chứng chỉ đạt 32,2%.

Theo lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh Sơn La, quá trình triển khai Dự án còn gặp một số khó khăn. Ban tiếp tục tham mưu với UBND tỉnh đề nghị với các bộ, ngành Trung ương sớm ban hành, sửa đổi, bổ sung các thông tư, văn bản hướng dẫn cụ thể, chi tiết việc thực hiện các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần của chương trình, để các địa phương có cơ sở xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện... Từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất cho các trường học, đào tạo nghề, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng cuộc sống đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

PV
Sơn La: Tạo sức hấp dẫn, thu hút đầu tư phát triển du lịch huyện Phù Yên
Sơn La: Tạo sức hấp dẫn, thu hút đầu tư phát triển du lịch huyện Phù Yên

Ngày 25/11, Ủy ban nhân dân huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La tổ chức Ngày hội Du lịch Văn hóa huyện Phù Yên với chủ đề “Đậm đà hương vị Phù Hoa” năm 2023.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN