Ninh Bình: Nhiều giải pháp nâng tỷ lệ lao động được đào tạo 

Tỉnh Ninh Bình đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 đào tạo lại, đào tạo thường xuyên cho khoảng 50% lực lượng lao động. Để đạt được mục tiêu đó, tỉnh đã đề ra 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cụ thể.

Để thực hiện được mục tiêu đến năm 2030 phấn đấu thu hút 50-55% học sinh trung học vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp; đào tạo lại, đào tạo thường xuyên cho khoảng 50% lực lượng lao động; đến năm 2045, phấn đấu đáp ứng nhu cầu nhân lực có kỹ năng nghề cao của nước phát triển, đạt trình độ tiên tiến của thế giới, UBND tỉnh Ninh Bình đã đưa ra 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp.

Chú thích ảnh
Sản xuất gốm Bồ Bát, xã Yên Thành, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. Ảnh: Thùy Dung/TTXVN

Cụ thể, tỉnh tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền các cấp trong đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp: Chính quyền các cấp tăng cường sự lãnh đạo, quản lý trong tổ chức triển khai thực hiện công tác đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp; đưa nội dung phát triển giáo dục nghề nghiệp vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cơ quan, đơn vị ,địa phương; Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo các ngành, cơ quan, đơn vị chức năng thực hiện đầy đủ, trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp theo đúng quy định của pháp luật; quán triệt thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị, Nghị quyết, Kế hoạch, các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về giáo dục nghề nghiệp.

Tỉnh đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức của xã hội, của Nhân dân về giáo dục nghề nghiệp: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và toàn xã hội về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của giáo dục nghề nghiệp trong phát triển kinh tế - xã hội, góp phần tạo việc làm bền vững cho người lao động và thế hệ trẻ trên địa bàn tỉnh; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của người học, gia đình và xã hội về ý nghĩa của việc học nghề, kỹ năng nghề trong tiếp cận việc làm, nâng cao thu nhập và cơ hội học tập suốt đời; Huy động các nguồn lực để tham gia truyền thông, tuyên truyền về giáo dục nghề nghiệp; đa dạng hóa các hoạt động truyền thông và hình thức triển khai; tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về giáo dục nghề nghiệp.

Tỉnh tập trung thực hiện tốt các cơ chế, chính sách, pháp luật về giáo dục nghề nghiệp; thực hiện có hiệu quả nội dung giáo dục nghề nghiệp trong các chương trình mục tiêu quốc gia; tập trung đào tạo nghề cho thanh niên, công nhân, nông dân, trong đó ưu tiên hỗ trợ đào tạo nghề cho các đối tượng chính sách, người khuyết tật, thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên xung phong, các đối tượng yếu thế; Rà soát, đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích phát triển giáo dục nghề nghiệp đảm bảo thống nhất, chặt chẽ, phù hợp với tình hình, điều kiện thực tế và đúng quy định của pháp luật; Hoàn thiện và khai thác hiệu quả dữ liệu, thông tin thị trường lao động, đẩy mạnh dự báo nhu cầu đào tạo nghề nghiệp để phục vụ quản lý và đào tạo; Tăng cường công tác hướng nghiệp trong giáo dục phổ thông, thực hiện tốt việc phân luồng, tăng tỉ lệ học sinh sau trung học cơ sở vào giáo dục nghề nghiệp…

Bên cạnh đó, tỉnh  đổi mới nội dung, chương trình, phương thức đào tạo, bảo đảm "học đi đôi với hành"; Chú trọng đào tạo kỹ năng nghề gắn với giáo dục đạo đức, lối sống, ý thức kỷ luật, kỹ năng mềm, tác phong công nghiệp, nâng cao trình độ ngoại ngữ, kỹ năng số cho người học; thường xuyên cập nhật, đào tạo lại cho lực lượng lao động nhằm nâng cao khả năng thích ứng với yêu cầu đổi mới công nghệ, phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn... Đổi mới việc đánh giá kiến thức, kỹ năng của người học, người lao động; phát triển hệ thống đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp; Phát triển và nâng cao năng lực đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh theo hướng hiện đại, chất lượng cao, tiếp cận chuẩn của các nước tiên tiến; thường xuyên cập nhật, bồi dưỡng kiến thức cho các nhà giáo, chuyên gia, người dạy nghề, trong đó ưu tiên cho người đào tạo các ngành, nghề trọng điểm; Quan tâm đầu tư, nâng cấp và chuẩn hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện đào tạo đảm bảo phù hợp với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp; đẩy nhanh chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp.

Trong thời gian tới, tỉnh Ninh Bình cũng chú trọng nâng cao hiệu quả liên kết, hợp tác về giáo dục nghề nghiệp giữa Nhà nước - nhà trường - doanh nghiệp - hợp tác xã - cộng đồng: Xây dựng và thực thi cơ chế hợp tác giữa Nhà nước, nhà trường, doanh nghiệp, người sử dụng lao động, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức khác và cộng đồng trong các hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên cơ sở hài hòa lợi ích và trách nhiệm xã hội; Xây dựng các mô hình gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh và thị trường lao động theo từng vùng, từng địa phương, phù hợp với từng nhóm đối tượng, trong đó chú trọng đối tượng đặc thù;  hỗ trợ người học tìm việc làm sau tốt nghiệp; gắn kết đào tạo với việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Đặc biệt, tỉnh đẩy mạnh việc huy động và nâng cao hiệu quả đầu tư tài chính cho giáo dục nghề nghiệp: Tăng cường nguồn lực, ưu tiên ngân sách nhà nước cho giáo dục nghề nghiệp, nhất là cho đào tạo nhân lực chất lượng cao, nhân lực cho các ngành, nghề trọng điểm, mũi nhọn của tỉnh; Đẩy mạnh xã hội hoá, hợp tác công - tư nhằm huy động và sử dụng hiệu quả nhiều nguồn lực cho phát triển giáo dục nghề nghiệp, nhất là đối với các ngành, lĩnh vực, địa bàn mà khu vực ngoài công lập có thể tham gia. Bảo đảm chính sách bình đẳng đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập và ngoài công lập trên địa bàn tỉnh.

Tỉnh cũng quan tâm, tích cực hội nhập quốc tế về giáo dục nghề nghiệp: Tăng cường trao đổi thông tin, kinh nghiệm, hợp tác đào tạo, chuyên gia, nhà giáo, người học của tỉnh với các nước, các tổ chức quốc tế, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài nhằm tiếp thu kinh nghiệm quốc tế về giáo dục nghề nghiệp, cập nhật kịp thời các tiêu chuẩn, công nghệ mới trong giáo dục nghề nghiệp, tiếp nhận, chuyển giao chương trình, giáo trình, học liệu, phương pháp giảng dạy và học tập... Nâng cao chất lượng, hiệu quả tham gia các kỳ thi kỹ năng nghề trong nước và quốc. 

Nguyễn Thu (TH).
Gắn kết giữa doanh nghiệp với giáo dục nghề nghiệp thông qua mô hình Hội đồng kỹ năng
Gắn kết giữa doanh nghiệp với giáo dục nghề nghiệp thông qua mô hình Hội đồng kỹ năng

Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, gắn với thực hành kỹ năng nghề của các trường cao đẳng, trung cấp với doanh nghiệp là việc sớm thành lập mô hình Hội đồng kỹ năng nghề.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN