Tạo tiền đề phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc và miền núi 

Vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Nghệ An đã thay đổi diện mạo, cuộc sống của người dân khởi sắc nhờ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình 1719)

Là xã biên giới đặc biệt khó khăn của huyện Tương Dương, từ khi thụ hưởng nguồn vốn đầu tư từ các Chương trình 1719, Yên Hòa có nhiều đổi thay.

Từ nguồn vốn đầu tư của Nhà nước kết hợp với sự đóng góp của người dân, dự kiến cuối năm 2023, gần 10 km đường giao thông bản Xiềng Líp - Xốp Kha và bản Yên Tân - Yên Hương sẽ được cứng hóa 100%, bảo đảm đi lại thuận tiện cho bà con; hệ thống nước sạch, điện lưới quốc gia được kéo tới các thôn, bản của toàn xã. Hệ thống trường học, trạm y tế, các công trình thủy lợi và cơ sở hạ tầng khác đã và đang được đầu tư xây dựng khang trang.

Chú thích ảnh
Đoàn giám sát của Quốc hội do Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội làm Trưởng đoàn, đã làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An về việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia ở địa phương (ngày 1/8/2023). Ảnh: Văn Tý/TTXVN

Theo Chủ tịch UBND xã Yên Hòa Lô Văn Thanh, bằng các nguồn vốn từ Chương trình 1719 và các chính sách hỗ trợ khác, xã đã mở rộng diện tích trồng các loại cây hàng hóa có giá trị kinh tế như trồng cây chuối ngự và các mô hình chăn nuôi bê cái, bò, lợn đen mang lại thu nhập cho bà con.

Yên Hòa cũng tập trung phát huy tiềm năng, thế mạnh trong du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng và du lịch trải nghiệm gắn với du lịch văn hóa truyền thống dân tộc; duy trì các lễ hội, bảo tồn và phát huy nghề dệt thổ cẩm và nghề đan lát truyền thống.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, trong hai năm 2022 - 2023, huyện Tương Dương tập trung thực hiện 10 dự án liên quan đến giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, giáo dục đào tạo, bảo tồn văn hóa, chăm sóc sức khỏe, bình đẳng giới và công tác truyền thông.

Ông Lô Thanh Nhất - Phó Chủ tịch UBND huyện Tương Dương cho rằng: Các chương trình, chính sách hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đáp ứng được phần nào về cơ sở vật chất, đời sống dân sinh, tạo điều kiện để nhân dân các xã vùng sâu, vùng xa vươn lên phát triển về mọi mặt.

Qua đó, góp phần quan trọng làm thay đổi cơ bản bộ mặt nông thôn miền núi, thay đổi cách nghĩ, cách làm trong sản xuất và chăn nuôi, trong cuộc sống tinh thần; từng bước xóa đói, giảm nghèo, xóa bỏ tập quán sản xuất lạc hậu, xây dựng được hệ thống cơ sở hạ tầng quan trọng và tạo tiền đề phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc và miền núi.

 

PV
Nỗ lực 'giảm nghèo' về thông tin vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Nỗ lực 'giảm nghèo' về thông tin vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thiếu hụt thông tin là một trong những chỉ số thuộc về tiêu chí thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản theo quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025. Lào Cai xác định việc phổ cập dịch vụ Internet, mạng di động, tăng cường chuyển đổi số... có vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo bền vững trong giai đoạn hiện nay.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN