Tây Ninh phát triển kinh tế - xã hội vùng biên giới, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Tỉnh Tây Ninh hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; giảm nghèo nhanh, bền vững, cải thiện đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số.  

Tỉnh Tây Ninh có 20 xã biên giới thuộc 5 huyện, thị xã; khu vực này có 21 dân tộc thiểu số sinh sống, trong đó, nhiều nhất là dân tộc Khmer.

Tỉnh xác định việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở các xã vùng biên, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên hàng đầu, góp phần đảm bảo an ninh biên giới, thay đổi bộ mặt đời sống bà con đồng bào dân tộc thiểu số.

 

Chú thích ảnh
Ông Huyn Bích, 61 tuổi, người Khmer uy tín tại ấp Hòa Đông A, xã Hòa Hiệp,
huyện Tân Biên chăm sóc cây cao su. Ảnh: Giang Phương/TTXVN

Tỉnh hiện có 61/71 xã được công nhận đạt chuẩn, trong đó có 20 xã biên giới. Trong 20 xã biên giới đạt chuẩn, có 13 xã có số đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, ứng với 13 cụm dân cư.

Các xã biên giới được ưu tiên về cơ sở hạ tầng, điện, đường, trường, trạm đến tận các ấp. Đặc biệt, giao thông nội đồng, thủy lợi, phòng, chống thiên tai, giải quyết việc làm cho người lao động được quan tâm, giúp đồng bào dân tộc ổn định cuộc sống.

Ông Huyn Bích (61 tuổi, ngụ ấp Hòa Đông A, xã Hòa Hiệp, huyện Tân Biên) - người Khmer uy tín tại địa phương cho biết, hơn 10 năm trước, đời sống người dân nơi đây rất khó khăn. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước tới đồng bào, đến nay, kinh tế địa phương ổn định. Đời sống người dân dần thay đổi rõ rệt.

Thời gian tới, để phát triển kinh tế - xã hội vùng biên, Tây Ninh tập trung thực hiện các giải pháp quan trọng như: Tạo sinh kế, việc làm ổn định cho người dân, trong đó lấy phát triển cơ sở hạ tầng là nhiệm vụ trọng tâm.

Tỉnh tăng cường tuyên truyền, phổ biến các chính sách của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là chính sách xây dựng nông thôn mới, tuyên truyền về các chủ trương mang lại nhiều lợi ích cho người dân, lấy người dân làm chủ thể, là người thụ hưởng...

Theo đại diện UBND tỉnh Tây Ninh, tỉnh hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, cải thiện đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số; phát triển giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, nâng cao chất lượng lao động của người dân tộc thiểu số, xóa bỏ phong tục tập quán lạc hậu, đi đôi với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc, giữ gìn an ninh chính trị, củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc. Đặc biệt, tỉnh chú trọng triển khai các chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, qua đó góp phần làm thay đổi bộ mặt đời sống của bà con.

Đời sống, sinh kế của vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng biên của tỉnh Tây Ninh chủ yếu gắn liền với sản xuất nông nghiệp như: Canh tác lúa, mía, cao su, chăn nuôi gia súc, làm thuê tại các trang trại… Đồng bào chịu khó lao động, đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật, lựa chọn con giống trong chăn nuôi. Nhiều hộ cho con cái học đến đại học và trở về phục vụ lại địa phương.

Bộ mặt đời sống đồng bào dân tộc thiểu số khởi sắc rõ rệt, từng bước phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, gắn với cơ cấu, đổi mới mô hình tăng trưởng ngành nông nghiệp, từ đó tác động tích cực đến đời sống vật chất, tinh thần của người dân, tạo nền tảng ổn định để phát triển kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở biên giới.

PV
Tây Ninh: Kiểm tra cơ sở chăn nuôi gây ô nhiễm sau phản ánh của TTXVN
Tây Ninh: Kiểm tra cơ sở chăn nuôi gây ô nhiễm sau phản ánh của TTXVN

Ngày 9/8, ông Trần Minh Sơn, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh cho biết, sau khi tiếp nhận phản ánh của TTXVN về việc trại chăn nuôi lợn có quy mô lớn của ông Lê Trường Đức (thuộc ấp Cẩm An, xã Cẩm Giang, huyện Gò Dầu) xả thải trực tiếp ra rạch Bàu Nâu đổ ra sông Vàm Cỏ Đông, gây ô nhiễm môi trường trong nhiều năm, khiến người dân bức xúc, Sở đã phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Gò Dầu, UBND xã Cẩm Giang thành lập Đoàn kiểm tra, lấy mẫu nước thải và buộc cơ sở chăn nuôi này chấm dứt tình trạng xả thải gây ô nhiễm.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN