Trong số các ca nhiễm mới có 12 ca nhập cảnh và 3.361 ca ghi nhận trong nước (giảm 616 ca so với ngày trước đó) tại 47 tỉnh, thành phố (có 1.332 ca trong cộng đồng).
Các tỉnh, thành phố ghi nhận số ca bệnh như sau: TP Hồ Chí Minh (749 ca), Đồng Nai (605 ca), Bình Dương (517 ca), An Giang (224 ca), Tiền Giang (156 ca), Bạc Liêu (130 ca), Kiên Giang (97 ca), Tây Ninh (90 ca), Bình Thuận (81 ca), Phú Thọ (75 ca), Long An ( ca), Trà Vinh (58 ca), Gia Lai (53 ca), Cần Thơ (43 ca), Cà Mau (40 ca), Khánh Hòa (39 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu ( ca), Thừa Thiên Huế (34 ca), Đồng Tháp (32 ca), Hậu Giang (25 ca), Nghệ An (23 ca), Bình Phước (22 ca), Thanh Hóa (18 ca), Vĩnh Long (15 ca), Quảng Nam (13), Quảng Ngãi (12), Bình Định (12 ca), Kon Tum (11 ca), Bến Tre (10 ca), Phú Yên (8 ca), Quảng Trị (7 ca), Hà Nội (7 ca), Ninh Thuận (7 ca), Thái Bình (6 ca), Hà Giang (6 ca), Hà Nam (5 ca), Bắc Ninh (5 ca), Lào Cai (5 ca), Nam Định (3 ca), Hải Phòng (2 ca), Bắc Giang (2 ca), Đà Nẵng (2 ca), Ninh Bình (2 ca), Đắk Nông (1 ca), Hà Tĩnh (1 ca), Quảng Ninh (1 ca), Tuyên Quang (1 ca).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó là TP Hồ Chí Minh (giảm 456 ca), Đắk Lắk (giảm 266 ca), Sóc Trăng (giảm 148 ca).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Đồng Nai (tăng 188 ca), Tiền Giang (tăng 95 ca), Bạc Liêu (tăng 47 ca).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 3.422 ca/ngày.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 884.895 ca nhiễm, đứng thứ 40/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 154/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 8.986 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 880.149 ca, trong đó có 801.847 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 1 tỉnh đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước là Bắc Kạn.
Có 17 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua là Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Ninh Bình, Lạng Sơn, Sơn La, Yên Bái, Hà Giang, Lai Châu, Hải Phòng, Tuyên Quang, Thái Bình, Kon Tum, Hưng Yên, Điện Biên, Thái Nguyên, Hòa Bình.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này là TP Hồ Chí Minh (424.155 ca), Bình Dương (228.316 ca), Đồng Nai (61.103 ca), Long An (34.139 ca), Tiền Giang (15.548 ca).
Trong ngày 23/10, số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh là 1.3 ca. Tổng số ca được điều trị khỏi là 804.664 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 2.977 ca.
Trong ngày 23/10, cả nước ghi nhận 77 ca tử vong tại: TP Hồ Chí Minh (42 ca), Bình Dương (12 ca), Đồng Nai (5 ca), Long An (3 ca), Sóc Trăng (3 ca), Tiền Giang (2 ca), An Giang (2 ca), Ninh Thuận (2 ca), Bình Phước (1 ca), Đắk Nông (1 ca), Cần Thơ (1 ca), Trà Vinh (1 ca), Bạc Liêu (1 ca), Thanh Hoá (1 ca).
.
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 70 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 21.620 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca nhiễm.
So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 133/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với Châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 28/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Trong 24 giờ qua đã thực hiện 90.829 xét nghiệm cho 184.542 lượt người. Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 21.550.086 mẫu cho 58.976.825 lượt người.
Trong ngày 22/10 có 1.660.581 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 71.889.209 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 51.157.792 liều, tiêm mũi 2 là 20.731.417 liều.
Trong ngày 23/10, Bộ Y tế có văn bản đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Y tế tỉnh, thành phố, Công an tỉnh, thành phố và Chính quyền địa phương triển khai việc thu thập, cập nhật, xác minh thông tin tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 theo quy trình và thực hiện việc báo cáo kết quả tiêm chủng theo quy định của Bộ Y tế. Bộ Y tế cũng đề nghị các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, Y tế Bộ, ngành và các cơ sở tiêm chủng (nhà nước và tư nhân) triển khai tổ chức tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 chủ động phối hợp với cơ quan Công an, Chính quyền địa phương để triển khai hoạt động theo quy trình.
Bộ Y tế cũng đã có góp ý hướng hướng dẫn tạm thời thí điểm đón khách du lịch quốc tế của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Tại TP Hồ Chí Minh, ngày 22/10, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP Hồ Chí Minh ban hành kế hoạch tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi; đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng vaccine. Ban chỉ đạo dự kiến có khoảng 780.000 trẻ từ 12 - 17 tuổi cần tiêm vaccine. Thành phố tiêm trước cho trẻ từ 16 - 17 tuổi.
Tỉnh Trà Vinh kích hoạt lại 3 bệnh viện dã chiến để thu dung, sàng lọc, cách ly và điều trị các trường hợp mắc COVID-19 trên địa bàn tỉnh. Từ ngày 23/10, tỉnh Trà Vinh áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo cấp độ 2 (nguy cơ trung bình).