Ngày 4/1, Việt Nam thêm 14.861 ca mắc mới COVID-19; tổng cộng đã có 33.245 ca tử vong

Tính từ 16 giờ ngày 3/1 đến 16 giờ ngày 4/1, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 14.861 ca nhiễm mới virus SARS-CoV-2. Hà Nội, Bến Tre, Thái Nguyên là các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó.

Chú thích ảnh
Ngày 4/1, học sinh các khối lớp 7, 8, 10, 11 tại Thành phố Hồ Chí Minh chính thức đi học trực tiếp tại trường. Ảnh: TTXVN.

Thông tin các ca nhiễm mới trong đó có 32 ca nhập cảnh và 14.829 ca ghi nhận trong nước (giảm 1.087 ca so với ngày trước đó) tại 60 tỉnh, thành phố (có 10.864 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (2.499 ca), Tây Ninh (916 ca), Khánh Hòa (797 ca), TP Hồ Chí Minh (664 ca), Bình Định (608 ca), Hải Phòng (602 ca), Bình Phước (593 ca), Cà Mau (450 ca), Vĩnh Long (431 ca), Bến Tre (420 ca), Đắk Lắk (367 ca), Bắc Ninh (342 ca), Thanh Hóa (286 ca), Thừa Thiên Huế (285 ca), Hưng Yên (276 ca), Đà Nẵng (253 ca), An Giang (232 ca), Quảng Ninh (227 ca), Bạc Liêu (225 ca), Thái Nguyên (220), Hải Dương (203 ca), Lâm Đồng (202 ca), Bắc Giang (202 ca), Cần Thơ (196 ca), Trà Vinh (196 ca), Quảng Nam (194 ca), Hà Giang (179 ca), Gia Lai (171 ca), Phú Yên (166 ca), Quảng Ngãi (157 ca), Đắk Nông (152 ca), Đồng Tháp (1 ca), Vĩnh Phúc (137 ca), Ninh Bình (134 ca), Nam Định (134 ca), Bình Thuận (119 ca), Hòa Bình (107 ca), Sóc Trăng (103 ca), Kiên Giang (97 ca), Nghệ An (94 ca), Tiền Giang (85 ca), Hà Nam (79 ca), Thái Bình (78 ca), Phú Thọ (75 ca), Sơn La ( ca), Cao Bằng (66 ca), Bình Dương (65 ca), Lào Cai (65 ca), Kon Tum (63 ca), Điện Biên (62 ca), Đồng Nai (51 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (42 ca), Long An (41 ca), Quảng Bình (40 ca), Yên Bái (36 ca), Hậu Giang (35 ca), Ninh Thuận (33 ca), Tuyên Quang (30 ca), Hà Tĩnh (23 ca), Lai Châu (18 ca).

Ngày 4/1, Sở Y tế Trà Vinh đăng ký bổ sung 6.867 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin tại Trà Vinh.

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó là Hải Phòng (giảm 1.147 ca), Vĩnh Long (giảm 411 ca), Cà Mau (giảm 371 ca).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó là Hà Nội (tăng 399 ca), Bến Tre (tăng 153 ca), Thái Nguyên (tăng 121 ca).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 15.7 ca/ngày.

Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 24 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron, đều là các ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Hà Nội (1 ca), Quảng Nam (14 ca), TP Hồ Chí Minh (5 ca), Hải Dương (1 ca), Hải Phòng (1 ca), Thanh Hóa (2 ca).

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.800.704 ca nhiễm, đứng thứ 31/224 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 1/224 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 18.252 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.794.866 ca, trong đó có 1.410.567 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này là TP Hồ Chí Minh (505.523 ca), Bình Dương (291.061 ca), Đồng Nai (98.183 ca), Tây Ninh (78.837 ca), Hà Nội (54.230 ca).

Chú thích ảnh

Trong ngày 4/1, số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh là 16.227 ca. Tổng số ca được điều trị khỏi là 1.413.4 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.651 ca.

Từ 17 giờ 30 ngày 3/1 đến 17 giờ 30 ngày 4/1 ghi nhận 224 ca tử vong tại: TP Hồ Chí Minh (26 ca, trong đó có 5 ca từ các tỉnh chuyển đến), Đồng Nai (26 ca trong 2 ngày), An Giang (18 ca), Đồng Tháp (15 ca), Vĩnh Long (15 ca), Cần Thơ (11 ca), Hà Nội (10 ca), Sóc Trăng (10 ca), Tây Ninh (10 ca), Tiền Giang (10 ca), Bến Tre (9 ca), Kiên Giang (9 ca), Bạc Liêu (8 ca), Bình Dương (7 ca), Long An (7 ca), Huế (6 ca), Hậu Giang (5 ca), Cà Mau (5 ca), Bình Thuận (4 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (4 ca), Hải Dương (2 ca), Khánh Hòa (2 ca), Lâm Đồng (2 ca), Gia Lai (2 ca), Trà Vinh (1 ca).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 223 ca.Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 33.245 ca, chiếm tỷ lệ 1,8% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/224 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 131/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 26/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 30.636.734 mẫu tương đương 75.256.465 lượt người, tăng 73.499 mẫu so với ngày trước đó.

Trong ngày 3/1 có 405.584 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 154.344.391 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 77.850.611 liều, tiêm mũi 2 là 69.614.463 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 của vắc xin Abdala) là 6.879.317 liều.

Ngày 4/1, Bộ Y tế xây dựng hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, đảm bảo an toàn cho các đại biểu tham dự Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV.

Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị tăng cường thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân hiểu về chiến lược thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trong tình hình mới; không mặc cảm, kỳ thị những người nhiễm hoặc nghi nhiễm COVID-19; người dân về từ các địa bàn có nguy cơ chủ động khai báo với cơ quan y tế địa phương để được hướng dẫn theo dõi sức khỏe, lấy mẫu xét nghiệm và áp dụng các biện pháp phòng bệnh theo quy định.

Ngành Y tế cũng tiếp tục chủ động bám sát diễn biến tình hình dịch do chủng mới Omicron gây ra; thường xuyên trao đổi với Tổ chức Y tế thế giới để cập nhật thông tin, kịp thời, chính xác về biến chủng này; Chỉ đạo các địa phương tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch; đặc biệt công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về phòng, chống dịch.

Cũng trong ngày 4/1, TP Hải Phòng điều chỉnh cách ly và xét nghiệm đối với F0 và F1. Theo đó, đối với bệnh nhân F0 điều trị tại nhà, thực hiện xét nghiệm nhanh kháng nguyên vào ngày thứ 10, nếu có kết quả xét nghiệm dương tính sẽ tiếp tục cách ly điều trị 7 ngày và lấy mẫu xét nghiệm lại vào ngày thứ 7; nếu có kết quả xét nghiệm âm tính sẽ kết thúc điều trị (cấp giấy xác nhận khỏi bệnh); tự theo dõi sức khỏe tại nhà trong 7 ngày tiếp theo. F0 điều trị tại cơ sở y tế, ca bệnh không có triệu chứng lâm sàng trong suốt thời gian điều trị thì thực hiện xét nghiệm RT-PCR vào ngày thứ 9, nếu có kết quả xét nghiệm âm tính hoặc Ct ≥ 30 được kết thúc điều trị (cấp giấy ra viện); thực hiện cách ly tại nhà trong 7 ngày tiếp theo. Ca bệnh có triệu chứng lâm sàng, thực hiện xét nghiệm RT-PCR vào ngày thứ 14, nếu có kết quả xét nghiệm âm tính hoặc Ct ≥ 30 được kết thúc điều trị (cấp giấy ra viện); thực hiện cách ly tại nhà trong 7 ngày tiếp theo.

L. Sơn/Báo Tin tức
Điện Biên: Chủ động phòng, chống dịch COVID-19 khi người dân trở về địa phương dịp Tết
Điện Biên: Chủ động phòng, chống dịch COVID-19 khi người dân trở về địa phương dịp Tết

Trước tình hình các ca mắc COVID-19 trong cộng đồng trên địa bàn có xu hướng gia tăng, đặc biệt là thời điểm Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 đang cận kề, ngày 4/1, Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Điện Biên đã tiến hành họp trực tuyến với các địa phương trong tỉnh để triển khai các biện pháp phòng, chống dịch.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN