Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (705 ca), Phú Thọ (2 ca), Vĩnh Phúc (198 ca), Nghệ An (133 ca), Quảng Ninh (130 ca), Bắc Kạn (126 ca), Yên Bái (116 ca), Hải Dương (114 ca), Tuyên Quang (106 ca), Lào Cai (102 ca), Hưng Yên (73 ca), Quảng Bình (60 ca), Hà Giang (58 ca), Thái Bình (55 ca), Hà Nam (54 ca), Lâm Đồng (52 ca), Cao Bằng (49 ca), Quảng Trị (45 ca), Thái Nguyên (44 ca), Hà Tĩnh (43 ca), Quảng Ngãi, Ninh Bình (mỗi tỉnh ca), Thành phố Hồ Chí Minh (36 ca), Hải Phòng (35 ca), Đắk Nông, Nam Định (mỗi tỉnh 33 ca), Hòa Bình (32 ca), Sơn La (30 ca), Bình Dương (29 ca), Bắc Giang, Lai Châu (mỗi tỉnh 25 ca), Đà Nẵng (24 ca), Gia Lai (23 ca), Thanh Hóa, Lạng Sơn (mỗi tỉnh 21 ca), Bình Phước (17 ca), Tây Ninh (16 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (14 ca), Cà Mau (11 ca), Vĩnh Long (10 ca), Bến Tre (9 ca), Sóc Trăng (8 ca), Thừa Thiên Huế (7 ca), Bình Thuận, Bình Định (mỗi tỉnh 6 ca), Khánh Hòa (5 ca), Điện Biên (3 ca), Kiên Giang (2 ca).
Các địa phương ghi nhận số ca mắc giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Đà Nẵng (35 ca), Yên Bái (31 ca), Bắc Ninh (29 ca).
Các địa phương ghi nhận số ca mắc tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hải Dương (91 ca), Vĩnh Phúc (83 ca), Hưng Yên (48 ca).
Trung bình số ca mắc mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 4.418 ca/ngày.
Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 10.662.446 ca mắc, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca mắc/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 107.763 ca mắc).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca mắc ghi nhận trong nước là 10.654.696 ca, trong đó có 9.306.519 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.589.106 ca), Thành phố Hồ Chí Minh (608.531 ca), Nghệ An (482.088 ca), Bắc Giang (5.329 ca), Bình Dương (3.465 ca).
Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 42.055 ca, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 9.309.336 ca.
Số bệnh nhân đang thở ô xy là 480 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 0 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 50 ca; Thở máy không xâm lấn: 11 ca; Thở máy xâm lấn: 37 ca; ECMO: 2 ca.
Số bệnh nhân tử vong là 3 ca tại An Giang, Bến Tre, Bình Dương (mỗi tỉnh 1 ca).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 2 ca/ngày.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.047 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca mắc.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Trong ngày 3/5 có 17.009 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 215.022.051 liều, trong đó:
Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 196.089.135 liều: Mũi 1 là 71.459.628 liều; Mũi 2 là .645.188 liều; Mũi 3 là 1.505.937 liều; Mũi bổ sung là 15.309.362 liều; Mũi nhắc lại là 39.169.020 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.377.112 liều: Mũi 1 là 8.908.013 liều; Mũi 2 là 8.469.099 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi là 1.555.804 liều (mũi 1).
* 8 lưu ý người dân cần biết về hộ chiếu vaccine
1. “Hộ chiếu vaccine” điện tử là gì?
“Hộ chiếu vaccine” điện tử là chứng nhận tiêm chủng COVID-19 điện tử do các cơ sở tiêm chủng và Bộ Y tế ký số xác nhận dựa trên thông tin tiêm chủng COVID-19 của người dân.
2. Thời hạn của “Hộ chiếu vaccine”điện tử là bao lâu?
Mã QR của “Hộ chiếu vaccine” có thời hạn 12 tháng kể từ ngày Bộ Y tế ký số xác nhận. khi mã hết hạn, người dân sẽ được thông báo và tự động khởi tạo mã QR mới để sử dụng. Đây là giải pháp kỹ thuật để đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin.
3. “Hộ chiếu vaccine”điện tử của Việt Nam sử dụng tiêu chuẩn kỹ thuật nào và có bao nhiêu quốc gia sử dụng tiêu chuẩn này?
"Hộ chiếu vaccine" điện tử của Việt Nam sử dụng các tiêu chuẩn do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Liên minh châu Âu (EU) ban hành, hiện đang được sử dụng tại 62 quốc gia và trong thời gian tới sẽ có thêm các quốc gia khác sử dụng.
4. “Hộ chiếu vaccine” điện tử của Việt Nam có thể sử dụng tại những quốc gia nào?
Tính đến ngày 07/4/2022, Việt Nam đạt được thỏa thuận về công nhận hộ chiếu vaccine lẫn nhau với 19 nước, gồm: Nhật Bản, Mỹ, Anh, Australia, Ấn Độ, Belarus, Campuchia, Philippines, Palestine, Maldives, New Zealand, Sri Lanka, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Singapore, Saint Lucia, Hàn Quốc, Iran và Malaysia.
5.Người dân phải làm gì để được cấp “Hộ chiếu vaccine”?
Người dân đã tiêm chủng và được cơ sở tiêm chủng cập nhật dữ liệu lên hệ thống, được xác thực đúng thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ được ký số xác nhận "Hộ chiếu vaccine" mà không phải làm thủ tục gì thêm.
6. Người dân có thể xem “Hộ chiếu vaccine” ở đâu?
“Hộ chiếu vaccine” sẽ được hiển thị trên ứng dụng Sổ Sức khỏe điện tử, PC-COVID hoặc trên trang tra cứu Bộ Y tế đang thực hiện xây dựng và sẽ công bố trong thời gian tới.
Ngoài ra, Bộ Y tế đã có văn bản đề nghị Bộ Công an bổ sung chức năng hiển thị “Hộ chiếu vaccine” trên ứng dụng VNEID. Hiện nay, đơn vị đầu mối của hai Bộ đang làm việc để sớm hoàn thiện.
7. Người dân cần làm gì nếu thông tin tiêm chủng COVID-19 bị sai hoặc thiếu?
Người dân cần kiểm tra thông tin tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 trên Cổng thông tin tiêm chủng hoặc trên ứng dụng Sổ Sức khỏe điện tử.
Nếu có sai sót/thiếu thông tin đề nghị người dân liên hệ (trực tiếp hoặc phản ánh trên cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 https://tiemchungcovid19.gov.vn) với cơ sở tiêm chủng để được bổ sung, cập nhật.
8. Quy trình cấp “Hộ chiếu vaccine” như thế nào?
Theo quyết định số 5772/QĐ-BYT ngày 20/12/2021 của Bộ Y tế, quy trình cấp Hộ chiếu vaccine bao gồm 3 bước:
Bước 1: Các cơ sở tiêm chủng rà soát, xác minh, xác thực thông tin người dân tiêm chủng vaccine COVID-19 theo hướng dẫn tại Công văn số 89/BYT-DP ngày 21/10/2021 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn quy trình xác minh thông tin và tiêm chủng vaccine COVID-19 và Công văn số 94/BYT-CNTT ngày 5/11/2021 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn Quy trình xác thực thông tin người dân trên Nền tảng Quản lý tiêm chủng COVID-19.
Bước 2: Các cơ sở tiêm chủng thực hiện ký số dữ liệu tiêm chủng vaccine COVID-19 trên Nền tảng Quản lý tiêm chủng COVID-19. Nền tảng Quản lý tiêm chủng COVID-19 kết nối, chia sẻ dữ liệu tiêm chủng với Hệ thống Quản lý cấp chứng nhận tiêm chủng vaccine COVID-19 đáp ứng theo các quy định về kết nối dữ liệu y tế do Bộ Y tế ban hành.
Dữ liệu tiêm chủng vaccine COVID-19 trên Nền tảng Quản lý tiêm chủng COVID-19 cần đáp ứng quy định tại Mục 3 và Mục 4.
Bước 3: Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế thực hiện ký số giấy xác nhận tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 tập trung. Chứng nhận được cấp sử dụng định dạng mã QR theo tiêu chuẩn của EU quy định tại Mục 5.
Các ứng dụng phòng, chống dịch quốc gia và các ứng dụng tiện ích khác (nếu được sự đồng ý của cá nhân người sử dụng) tiếp nhận và lưu giữ xác nhận tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 dạng mã QR theo hướng dẫn trao đổi dữ liệu y tế do Bộ Y tế ban hành.