Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm nói trên khiến các nhà nghiên cứu cho rằng chủng mới hiện nay có khả năng truyền nhiễm giữa người với người trên thực tế nhiều hơn so với chủng trước đó, nhưng điều này vẫn chưa các cơ quan y tế được khẳng định.
Bình luận trên nhật báo của Hiệp hội Bác sĩ Mỹ, bác sĩ hàng đầu về bệnh truyền nhiễm của Mỹ, Anthony Fauci cho biết "các dữ liệu trên cho thấy có một sự biến đổi gien đơn nhất, khiến virus có thể nhân bản tốt hơn và có tải lượng virus cao hơn". Tuy nhiên, theo ông Fauci, hiện chưa có mối liên hệ nào về việc liệu bệnh nhân có thể tệ hơn khi nhiễm chủng virus này hay không. Nghiên cứu trên chỉ cho thấy virus nhân bản nhanh hơn và có thể lây nhiễm nhanh hơn.
Nghiên cứu trên do các nhà khoa học của Phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos ở New Mexico phối hợp với Đại học Duke ở Bắc Carolina (Mỹ) và nhóm nghiên cứu người gien COVID-19 của Đại học Sheffield (Anh) thực hiện. Các nhà nghiên cứu đã phân tích các mẫu gien được công bố trên GISAID, một ngân hàng quốc tế về gien, và phát hiện rằng chủng SARS-CoV-2 hiện nay, mang tên D614G, có sự biến đổi nhỏ nhưng có sức mạnh lớn trong protein "cụm hoa" lồi ra từ bề mặt của virus, vốn được dùng để tấn công tế bào người và truyền nhiễm.
Nhóm đã phân tích dữ liệu của 999 bệnh nhân người Anh, nhập viện vì COVID-19, và quan sát thấy những người nhiễm chủng virus mới có nhiều tế bào nhiễm hơn, nhưng điều này không thay đổi mức độ nghiêm trọng của bệnh tình. Trong khi đó, các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy biến thể mới của virus có khả năng lây lan ra các tế bào người cao gấp 3-6 lần.
Tuy nhiên, mọi kết luận trong giai đoạn này đều chỉ được thông báo kèm với từ "có thể": các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm thường không cho thấy chính xác mức độ của một đại dịch. Và theo những gì chúng ta biết đến nay, dù biến thế mới hiện nay nhân bản nhanh hơn trong các tế bào người bệnh, nhưng nó có thể hoặc không "lây truyền" từ người này sang người khác.