Bút laser – mối đe dọa mới với ngành hàng không

Lãnh đạo nhiều nước lên tiếng lo ngại việc ngày càng có nhiều người được huấn luyện dùng bút chiếu laser để gây ảnh hưởng, làm nguy hại tới chuyến bay.

Tia laser được dùng trong một vụ biểu tình chống phá.

Máy bay chở Giáo hoàng Francis đã bị chiếu tia laser trong lúc hạ cánh xuống sân bay quốc tế Benito Juarez ở thủ đô Mexico vào ngày 12/2 vừa qua. Theo hãng hàng không Alitalia, không có ai bị thương trong vụ việc và chiếc máy bay đã được hạ cánh an toàn. Ngay sau khi xảy ra sự cố, phi hành đoàn đã liên lạc gấp với đài kiểm soát không lưu Mexico để nhanh chóng điều tra vụ việc.

Trước đó, chuyến bay tới New York của hãng hàng không Virgin Atlantic cũng buộc phải quay trở lại sân bay Heathrow (Anh) sau khi bị rọi tia laser được cho là từ một thiết bị chiếu cầm tay.

Hiện trạng trên đã khiến lãnh đạo các nước bày tỏ lo ngại việc ngày càng có nhiều người được huấn luyện dùng bút chiếu laser để gây ảnh hưởng, làm nguy hại tới chuyến bay. Theo thống kê của Cơ quan quản lí hàng không liên bang Mỹ, chỉ trong năm 2013 đã có đến gần 4.000 vụ máy bay bị chiếu laser. Chính phủ Anh cho biết bút laser là công cụ được sử dụng nhiều nhất để tấn công máy bay bằng laser. Chúng là những thiết bị cầm tay, dễ dàng mang theo và hoạt động dùng pin năng lượng thấp.

Tuy kích thước nhỏ nhưng mức độ nguy hiểm của bút laser, đặc biệt đối với mắt con người là không lường. Laser được phân loại theo cường độ bức xạ, mức thấp nhất là loại 1 dùng trong việc đọc đĩa CD, cho đến mức cao nhất loại 4 – có khả năng cắt được kim loại và dùng trong việc chữa trị mắt.

Theo như hướng dẫn của Tổ chức Sức khoẻ cộng đồng nước Anh (PHE), loại bút laser bán ra thị trường được quy định phát ra tia có cường độ lớn nhất là 1 mW (tường đương 1 phần nghìn watt). Những tia đó thông thường không có hại cho mắt. Song PHE cảnh báo nhu cầu cao mua những loại bút laser chứa tia sáng xanh phân cấp loại 3 hoặc thậm chí loại 4. Một số lượng lớn các loại bút chiếu laser cực mạnh có cường độ lên tới hàng trăm mW được bán tràn lan trên Internet. Chúng cực kỳ nguy hiểm và không phù hợp sử dụng tại nơi công cộng.


Đối với ngành hàng không, cố vấn Fahd Quhill đang làm việc tại bệnh viện Hoàng gia Hallamshire ở Sheffield cho biết ánh sáng laser có nguy cơ làm phi công mất tập trung. Phi công phụ trách máy bay dân sự Janet Alexander mô tả “laser giống như ánh sáng tia chớp, rất nhanh, và lóa”. Chuyên gia hàng không an ninh Julian Bray giải thích những loại laser cường độ bức xạ mạnh khi chiếu vào buồng lái trở thành mối đe dọa lớn cho cả chuyến bay. Phi công có thể bị tổn thương võng mạc, gặp triệu chứng đau đầu”. Thậm chí tia laser có thể đủ mạnh để làm một người mù mắt với khoảng cách ở xa tới 396 m. Trước đó, bác sĩ Quhill đã phải chữa mắt cho một phi công bị mù tạm thời, không thể mở mắt trong 45 phút do bị chiếu laser. Mặc dù giữ được thị giác song người phi công đó vẫn còn phải chịu những tổn thương võng mạc vĩnh viễn.

Tại Anh, việc bán bút chiếu laser là hợp pháp, và có thể dễ dàng mua một chiếc bút đạt tiêu chuẩn an toàn với giá chỉ từ 20 USD cho đến 500 USD. Nhưng dùng bút chiếu laser có cường độ vượt quá mức cho phép vào máy bay sẽ bị coi là hành vi vi phạm pháp luật, và có thể bị xử phạt án tù như những loại tội phạm khác. Năm ngoái, một người đàn ông sau khi chiếu laser vào chiếc trực thăng của cảnh sát Scotland đã phải nhận án 12 tháng tù giam.

Hồng Hạnh (theo BBC)
Bị chiếu laser, máy bay Anh hạ cánh khẩn
Bị chiếu laser, máy bay Anh hạ cánh khẩn

Cảnh sát Anh ngày 15/2 thông báo chuyến bay từ London đến New York của hãng hàng không Virgin Atlantic đã lập tức quay trở lại sau khi cất cánh từ sân bay Heathrow (A nh) do bị chiếu laser.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN