Người tiêu dùng hưởng lợi từ làn sóng mua bán - sáp nhập

Đó là ý kiến của chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong tại buổi tọa đàm "Hướng đi nào cho doanh nghiệp bán lẻ nội địa" do báo Diễn đàn doanh nghiệp tổ chức. Tuy nhiên ông Phong cũng cho rằng, nếu doanh nghiệp bán lẻ ngoại tạo độc quyền để tăng giá thì cần phải bị giám sát.

Theo ông Nguyễn Minh Phong, mua bán - sáp nhập (M&A) là quá trình thường xuyên, tăng tốc theo bối cảnh đặc thù. M&A là quá trình chủ động từ hai phía tùy theo từng trường hợp. Nếu chúng ta chủ động tìm hiểu, tham gia hợp tác với các đối tác mạnh thì chúng ta sẽ mạnh hơn, có kinh nghiệm để phát triển hơn.

Cạnh tranh trên thị trường bán lẻ diễn ra gay gắt.

"Tuy nhiên, nếu trong trường hợp M&A xong, doanh nghiệp (DN) ngoại độc quyền kinh doanh, độc quyền tăng giá thì DN Việt Nam sẽ mất thị trường", ông Phong nhận định.

Thời gian qua, các thương vụ M&A diễn ra sôi động trên thị trường bán lẻ. Nhiều thương hiệu Việt Nam bị mất tên, trong khi các chuỗi bán lẻ ngoại liên tục đổi chủ hoặc xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường. Những cái tên như AEOM, Big C, Metro đang ngày càng chiếm lĩnh thị trường bán lẻ Việt Nam trong khi các DN bán lẻ nội dần lép vế.

Bà Đinh Thị Mỹ Loan cho biết, thời gian tới quá trình M&A sẽ diễn ra sôi động hơn và không chỉ là DN ngoại mua DN nội mà các DN nội cũng "thôn tính" lẫn nhau. Quá trình này diễn ra mạnh mẽ nên nếu DN không đủ năng lực cạnh tranh sẽ khó tồn tại được.

Thời gian qua, nhiều DN nội phản ánh thông tin họ bị "chèn ép" khi đưa hàng hóa vào các siêu thị ngoại, với mức chiết khấu quá cao. Liên quan đến vấn đề này, bà Trần Phương Lan, Trưởng ban giám sát và quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) cho rằng các DN có thể tập hợp ý kiến và phản ánh lên Cục Quản lý cạnh tranh. Thông tin mà DN phản ánh về cơ bản có thể điều tra theo những quy định của pháp luật cạnh tranh của Việt Nam.

Mặc dù vậy, về cơ bản, năng lực của các DN mới là yếu tố quyết định giúp DN trụ vững. Bà Nguyễn Thị Hải Thanh, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) cho biết: Hiện nay, ngành bán lẻ trong nước đang thua kém các nhà bán lẻ nước ngoài về nhân sự và nguồn tài chính. Do đó, để phát triển bền vững thì mỗi DN cần nghiên cứu và định hướng riêng cho DN mình. Hapro đang quy hoạch lại để phân bổ nguồn lực trong khả năng của mình và đưa ra nhiều biện pháp tạo sự khác biệt so với DN nước ngoài.
Hoàng Dương
Sức hút của thị trường bán lẻ Việt Nam
Sức hút của thị trường bán lẻ Việt Nam

Thị trường bán lẻ tại Việt Nam đang trên đà tăng trưởng, thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà bán lẻ ngoại. Một loạt các nhà bán lẻ nổi tiếng đến từ Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc và Pháp đã đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN