Những nhân viên ‘hàng hiếm’ của tổng đài Vinaphone

Ở Call Center VinaPhone (tổng đài giải đáp thắc mắc khách hàng), nhân viên nữchiếm đa số. Những điện thoại viên nam được coi là “hànghiếm” nhưng họ lại có những ưu điểm riêng trong công việc này.

 

Trung tâm sự, chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa – Trường Sa ” đáng nhớ nhất đối với anh. Trung đã tư vấn cho nhiều khách hàng hiểu chương trình, góp phần nhỏ của mình ủng hộ Hoàng Sa – Trường Sa. (Nghĩa tình Hoàng Sa – Trường Sa là chương trình nhắn tin để tri ân các liệt sĩ đã hy sinh bảo vệ Hoàng Sa – Trường Sa. Trong đó, các khách hàng VinaPhone đóng góp nhiều nhất).

Làm việc tại Call Center VinaPhone rất cần sự nhẹn hàng, kiên nhẫn, và cẩn thận khi giải đáp các khiếu nại của khách hàng. Cũng vì thế, sự có mặt của không ít điện thoại viên nam là một điểm khác biệt ở nơi đây.

Hoàng Việt Trung làm việc tại Call Center được 5 năm – một thời gian rất dài với nhiều điện thoại viên và có nhiều kỷ niệm gắn bó với Vinaphone.

Còn Nguyễn Hoàng Sơn mới làm việc được 2 năm. Tuy nhiên, Sơn học hỏi được nhiều điều và cảm thấy yêu thích công việc này.

Sơn cho biết, một kỷ niệm đáng nhớ của anh là khi một người phụ nữ gọi điện đến để khiếu nại, sau khi thắc mắc được giải quyết thì đột nhiên hỏi: “Tại sao đàn ông lại đi làm nghề này, làm cómệt không, vất vả không…?”.

Với Sơn, trả lời thắc mắc của khách hàng không đơn thuần là một công việc tại VinaPhone, nó giúp anh cảm nhận niềm vui liên tục với việc giúp ích được cho cả trăm người khácnhau mỗi ngày.

Còn ở Trung, công việc giúpanhhọc được tính kiên nhẫn, sự mềm mỏng và cẩn thận cũng như khả năng giải quyết vấn đề mới liên tục phát sinh mỗi ngày.

“Không phải nghề nào cũng đem lại những cơ hội học hỏi tốt như vậy. Làm việc với nhiều khách hàng nổi cáu của VinaPhone, họ dạy tôi rất nhiều điều”, Trung tâm sự.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN