Loại khí này hiện đang được sử dụng trong thiết bị điện trung thế vì sở hữu đặc tính cách điện và điện môi cao, cực kỳ hữu ích cho phân phối điện trung áp và cao áp. Tuy nhiên, SF6 là một trong sáu loại khí nhà kính được Nghị định thư Kyoto đưa ra quy định về kiểm soát vì nó có chỉ số GWP (đơn vị đo lường tác động nóng lên tương đối của một tấn khí nhà kính so với một tấn khí CO₂) ở mức rất cao khi thải vào khí quyển.
Dự án của Enedis và Schneider Electric, hai đối tác lâu năm dẫn đầu trong lĩnh vực chuyên môn này, sẽ được thực hiện trong phòng thí nghiệm R&D của Enedis. Nơi này sẽ được lắp đặt hai tủ trung thế RM AirSeT của Schneider Electric – sản phẩm thế hệ mới đầu tiên được nghiên cứu dành cho các hệ thống phân phối trung thế.
Công tác này hướng đến mục đích đánh giá hoạt động của thiết bị trong các cấu hình điện khác nhau trong 18 tháng. Việc tương tác chặt chẽ giữa bộ phận R&D của Enedis và Schneider Electric ở Grenoble sẽ cho phép các thử nghiệm này được thực hiện trong các điều kiện hạn chế, phản ánh các tình huống gặp phải khi vận hành.
Sau hơn mười năm nghiên cứu và phát triển, Schneider Electric đã phát triển ra giải pháp sáng tạo nói trên. Đây là một công nghệ cách nhiệt mới dựa trên không khí sạch, với khả năng mang hiệu suất điện như các sản phẩm hiện có, đồng thời có thể đảm bảo an toàn tối ưu cho việc lắp đặt và con người. Đặc biệt, loạt thiết bị phân phối trung thế thứ cấp thân thiện với môi trường này sở hữu lợi thế kép là kích thước nhỏ gọn và khả năng kết hợp tất cả các kết nối cần thiết sẽ giúp việc quản lý năng lượng hiệu quả hơn.