Cúng rằm tháng 7 nên có những loại vàng mã này

Không cần quá cầu kỳ, tốn kém; chỉ những loại vàng mã dươi đây là đủ cho mâm cỗ cúng rằm tháng 7 của mỗi nhà.

Chuẩn bị vàng mã cho ngày Rằm tháng 7. Ảnh: Đỗ Phương Anh/TTXVN

Với mâm cúng gia tiên:


Vào dịp rằm tháng 7, nhà nhà đều làm mâm  cúng gia tiên, gồm một mâm cỗ mặn với các món gà luộc, xôi gấc, món xào và canh.


Với mâm cúng gia tiên, nên đặt giấy tiền vàng mã, tiền âm phủ và một số vật dụng làm bằng giấy giống với thực tế để đốt cho người âm như quần áo, nhà cửa, xe, cộ…Đặc biệt nên đốt nhiều tiền âm phủ hơn các ngày rằm khác, để người âm có thể mua những món đồ mã họ thấy cần và cũng để họ có một cuộc sống đầy đủ thoải mái như người trần.


Với mâm cúng chúng sinh:


Lễ cúng chúng sinh nên thực hiện trước cửa chính ngôi nhà hoặc cúng ngoài trời


Mâm cỗ cúng chúng sinh bao gồm:


- Hoa, quả 5 loại 5 mầu (ngũ sắc)


- Kẹo bánh, tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá)


Bỏng ngô, ngô luộc, sắn luộc, khoai lang luộc


-Nếu cúng thêm cháo thì thêm mâm gạo muối (5 bát, 5 đôi đũa hoặc thìa)


Với mâm cúng chúng sinh, nên đặt  tiền vàng từ 15 lễ trở lên, quần áo chúng sinh từ 20 đến 50 bộ, tiền chúng sinh (tiền trinh).


Lưu ý: Mâm cúng chúng sinh nên cúng các đồ chay không có máu của chúng sinh, không cúng xôi, gà. Khi bày tiền vàng trên mâm, để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3-5-7 cây hương, bày lễ và cúng ngoài trời.


PT/Báo Tin Tức (st)
Các bài văn khấn rằm tháng 7 chuẩn nhất
Các bài văn khấn rằm tháng 7 chuẩn nhất

Trong tâm thức mỗi người dân Việt Nam, rằm tháng 7 rất quan trọng. Cúng rằm tháng 7 hay còn gọi cúng Tết Trung nguyên, cúng lễ Vu Lan báo hiếu; thường có các lễ: Cúng Phật, cúng Thần linh, cúng Gia tiên, cúng thí thực cô hồn và cúng phóng sinh.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN