Du khách tiếp cận gần hơn với 'Khoa cử Việt Nam xưa trong di sản tư liệu thế giới'

Hơn 50 tài liệu phản ánh về nền khoa cử của Việt Nam xưa được trưng bày tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội).

 

Mộc bản quy định việc rước bảng vàng đề tên người đỗ tiến sĩ dưới triều Lê Hiến Tông năm 1502.

 

Ngày 5/3, tại di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội), Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội phối hợp với Cục Văn thư và Lưu trữ tổ chức triển lãm chuyên đề "Khoa cử Việt Nam xưa trong di sản tư liệu thế giới".

 


Triển lãm giới thiệu đến du khách hơn 50 tài liệu phản ánh về nền khoa cử của Việt Nam xưa. Đặc biệt trong đó có cả 7 phiên bản Mộc bản triều Nguyễn được trưng bày. Các hình ảnh, tư liệu được lựa chọn từ 3 di sản thế giới của Việt Nam là Mộc bản Triều Nguyễn; Châu bản Triều Nguyễn và Bia Tiến sĩ Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

 

Du khách tìm hiểu về các tư liệu phản ánh của nền khoa cử Việt Nam xưa.

Các tư liệu, hình ảnh được trưng bày theo 3 nội dung: Lịch sử giáo dục và khoa cử Việt Nam qua các triều đại; Quốc Tử Giám – Trung tâm giáo dục cao cấp thời quân chủ và Bia đề danh Tiến sĩ và các nhà khoa bản tiêu biểu.

 

Thông qua triển lãm, các tư liệu được trưng bày đã tái hiện lại bức tranh của nền giáo dục và khoa cử Việt Nam xưa, giới thiệu đến du khách những danh nhân khoa bảng của quốc gia được lưu giữ trong các Di sản tư liệu thế giới...

 

XC/Báo Tin tức
Giây phút xúc động tiễn thanh niên Thủ đô lên đường nhập ngũ
Giây phút xúc động tiễn thanh niên Thủ đô lên đường nhập ngũ

Ngày 5/3, tại các quận, huyện của Hà Nội đã diễn ra lễ giao nhận quân năm 2018. Lễ giao quân tại các địa phương diễn ra trong sự bịn rịn của người thân các tân binh.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN