Ông Đoàn Văn Sinh, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện Sóc Sơn khẳng định như vậy tại cuộc giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội diễn ra chiều 19/1.
Lễ "cướp hoa tre" lấy lộc trong ngày khai hội. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN |
Tình trạng bạo lực xảy ra tại Lễ hội Gióng trong những năm qua do tục tranh cướp giò hoa tre với quan niệm lấy được lộc Thánh sẽ may mắn cả năm, khi lễ phẩm hoa tre trên đường rước về đền Hạ sau khu đã dâng Thánh ở đền Thượng.
Những người bảo vệ kiệu giò hoa tre dùng gậy ngăn cản, thậm chí đánh lại những người cướp lộc hoa tre gây ra hiện tượng
Lễ hội Gióng đền Sóc Sơn kéo dài trong 3 ngày, từ ngày 13 - 15/2 (tức mùng 6 đến mùng 8 tháng Giêng âm lịch). |
phản cảm, bức xúc trong dư luận xã hội.
Rút kinh nghiệm từ các mùa Lễ hội trước, năm nay Ban tổ chức tuyệt đối không cho các đoàn hộ giá rước kiệu giò hoa tre mang gậy. Ban tổ chức sẽ tăng cường lực lượng bảo vệ của các thôn làng và lực lượng hỗ trợ đoàn hộ giá.
Công an huyện Sóc Sơn cũng huy động lực lượng túc trực 24/24 giờ trong thời gian diễn ra Lễ hội, đồng thời hỗ trợ lực lượng bảo vệ đoàn rước kiệu giò hoa tre và đoàn rước trầu cau, không để xảy ra tình trạng tranh cướp lộc, xử lý nghiêm các hành vi gây rối trật tự công cộng.
Hiện các thôn làng lân cận khu vực đền Sóc Sơn đang khẩn trương chuẩn bị cho Lễ khai hội. Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Sóc Sơn phối hợp với Trung tâm quản lý khu du lịch – di tích đền Sóc Sơn hướng dẫn thực hiện lễ rước, lễ tế của các thôn làng, kiểm tra quá trình chuẩn bị lễ phẩm, lễ vật, trang phục, hướng dẫn và duyệt bài tấu của các thôn làng.
Tại Lễ hội Gióng năm 2016, Ban tổ chức cũng tích cực tuyên truyền để nhân dân thực hiện văn minh nơi thờ tự như: Không thắp hương trong khu nội tự, không đặt tiền lễ tại các ban thờ và các vị trí khác trong nơi thờ tự, nghiêm cấm các hoạt động đổi tiền lẻ, hạn chế đốt vàng mã…