Tại sao ăn thịt Vịt tết Đoan Ngọ?

Tết Đoan Ngọ là một ngày Tết quan trọng của người Việt, diễn ra vào ngày 5/5 Âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, tùy theo phong tục của mỗi miền, Tết Đoan Ngọ cũng có những đặc trưng riêng trong cách cúng, mâm cỗ cúng.

Theo sách xưa ghi thì Tết Đoan Ngọ còn gọi là Tết Đoan Dương. Trong đó, "Đoan" là "mở đầu", "Ngọ" là "giữa trưa", còn "Dương" (mặt trời) là khí dương. Tức là bắt đầu từ giữa trưa, lúc khí dương đang thịnh của ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch.

Vào ngày Tết Đoan Ngọ, tối thiểu trên bàn thờ mỗi nhà phải có bát rượu nếp trắng hoặc rượu nếp cẩm, túm vải thiều, đĩa mận hậu- là hai loại trái cây đặc sản của mùa hè.

Người miền Trung và miền Nam ăn Tết Đoan Ngọ đặc biệt to. Người dân Huế, dù làm ăn nơi đâu, Tết Đoan Ngọ đều sẽ trở về về nhà ăn Tết. Tết Đoan Ngọ nơi đây to gần như Tết Âm lịch. 

Món chè Kê và bánh tráng mè không thể thiếu trong Tết Đoan Ngọ xứ Huế.

Ba món không thể thiếu trong mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ ở Huế gồm: Thịt vịt, chè kê (chè hạt kê) và bánh tráng mè (dùng để xúc chè kê ăn). Đúng 12 giờ trưa, mâm cỗ cúng được bày lên, cũng là lúc người mẹ trong gia đình bê ra một nồi nước với các loại lá cây có tính lành được đi hái trong buổi sáng ngày Tết Đoan Ngọ; được dùng để tắm với niềm tin cả năm không bị đau mắt, hết bệnh ốm vặt, rôm sảy,

Ngày Tết Đoan Ngọ tại miền Trung miền Nam thường cúng bánh ú tro (gio) với mật, mâm cúng mặn đặc biệt phải có món vịt luộc hoặc vịt quay. Với những gia đình Phật tử không cúng mặn, thì mâm cúng là xôi chè.

Thịt vịt cúng Tết Đoan Ngọ của người dân miền Trung.

Về lý do món thịt vịt - món ăn luôn bị người Việt "tẩy chay" đầu tháng, lại trở thành món ăn truyền thống trong ngày 5/5 Âm lịch ở các tỉnh miền Trung; theo các chuyên gia, Vịt tên trong sách thuốc cổ là “Gia Áp,” có nơi gọi là Gia Phù, cũng còn gọi là Vụ. Theo dược lý Đông y, thịt vịt có tính chất mát, ngọt (hơi độc), có tác dụng làm chuyển động phong huyết và làm tăng thêm năng lực, bồi bổ cơ thể cho người lao lực, lao tâm nhiều. Thịt vịt chữa nóng sốt cao đến co giật (gọi là sài kinh), vịt giải độc mụn sưng và hạ nhiệt. 

Vịt có sắc vàng trắng thì có tác dụng “bổ trung ích khí” nghĩa là làm cho những người suy nhược được phục hồi nguyên khí. Người ta nói “ăn thịt vịt hiền và bổ khỏe”. Thông thường người ta ăn thịt vịt theo lối luộc chấm nước mắm gừng hoặc nấu cháo vịt.  Ngoài ra, còn có vịt tiềm với sen, táo, đinh và hồi, thường gọi là vịt tiềm thuốc Bắc... Vì thế, trong ngày Đoan Ngọ, khí trời nóng nực (tiết Đại Thử) nhiệt độ cao, nên người ta dùng thịt vịt có tính mát, bổ, để quân bình nhiệt – hàn giữa trời và người.

Còn một điều nữa, ít ai biết tục lệ từ xưa ở nhiều địa phương, vào ngày Tết Đoan Ngọ người ta thường tranh thủ đi mua các loại lá cây thuốc, các món ăn vị thuốc và mang về nhà vào đúng giờ Ngọ ( từ 11 giờ trưa  đến trước 13 giờ chiều), với niềm tin tưởng con người sẽ mạnh mẽ hơn trong ngày Tết Đoan Ngọ, có sức khoẻ để diệt trừ sâu bọ, bệnh tật trong người.

PT/ Báo Tin Tức
Bài văn khấn cúng Tết Đoan Ngọ diễn ra chính ngọ
Bài văn khấn cúng Tết Đoan Ngọ diễn ra chính ngọ

Văn khấn Tết Đoan Ngọ được dùng cho lễ cúng diễn ra vào chính giờ Ngọ giữa trưa ngày mồng 5 tháng 5 Âm lịch (tết Đoan Ngọ) hàng năm.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN