Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc đã sưu tầm được văn bia đá cổ tại 3 huyện Bình Xuyên, Lập Thạch và Tam Đảo. Những văn bia này có niên đại chủ yếu trong ba thế kỷ XVII, XVIII, XIX và nửa đầu thế kỷ XX.
Đây là nguồn tài liệu vô cùng quý giá, giúp nghiên cứu những địa danh về làng xã, truyền thống hiếu học, phong tục, tín ngưỡng, văn hóa và hoạt động kinh tế ở Vĩnh Phúc.
Phát hiện tấm bia cổ thời Lê-Ảnh internet |
Theo ông Trần Văn Quang, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Vĩnh Phúc, bia đá là nguồn tài liệu có tính chất vững bền do tư liệu khắc trên bia đá là tư liệu gốc, không bị sao chép lại, phản ánh trung thực nhiều mặt hoạt động trong quá khứ của người dân 3 huyện...
Tuy nhiên theo số liệu điều tra sưu tầm của Trường Viễn Đông bác cổ diễn ra vào năm 1937 của thế kỷ trước, số bia đá tìm thấy ở địa bàn 3 huyện Lập Thạch, Tam Đảo, Bình Xyên là 290 tấm.
Đến nay, số lượng bia đá tìm thấy còn tấm, chỉ bằng 1/4 so với bia đá trước đây. Nguyên nhân là do ý thức giữ gìn, bảo vệ di sản bia Hán Nôm của người dân chưa cao, các địa phương chưa có kế hoạch bảo vệ, lưu giữ những hiện vật quý này.
Lâm Đào An