Ngày 26/11, các địa phương đã chủ động ứng phó và khắc phục hậu quả của bão số 9.
Chiều tối 26/11, Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVN SPC) cho biết, sau ảnh hưởng của bão số 9 tới các tỉnh phía Nam, tổng công ty đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc khẩn trương triển khai các biện pháp khắc phục sự cố lưới điện. Đến nay, các sự cố đã được khắc phục và điện đã được tái lập toàn bộ tại các địa phương bị ảnh hưởng.
Nhiều diện tích hoa màu trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đã bị nước nhấn chìm, hư hại nặng do mưa lớn từ bão số 9 kết hợp triều cường. Đến chiều ngày 26/11, nhiều nơi nước vẫn chưa rút được.
Ngày 26/11, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Dương cho biết: Các địa phương, đơn vị và các ngành chức năng trong tỉnh đang nỗ lực khắc phục thiệt hại do ảnh hưởng của bão số 9 và áp thấp nhiệt đới sau bão gây ra.
Mưa lớn trên diện rộng trên địa bàn huyện Bắc Bình (tỉnh Bình Thuận) đã gây ngập lụt nhà ở, cây trồng và các công trình phúc lợi trên địa bàn huyện.
Nguy cơ xảy ra các dịch bệnh phổ biến như tiêu chảy, bệnh ngoài da, tay chân miệng, sốt xuất huyết... xảy ra sau ngập nước do bão số 9 tại TP Hồ Chí Minh là rất cao.
Một thanh niên trên đường về nhà trong mưa bão đã bị nước cuốn trôi mất tích vào tối ngày 25/11 trên đường Bến Lội (đoạn giáp quận Bình Tân và huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh).
Ngày 26/11, trên địa bàn tỉnh Phú Yên có mưa lớn khiến ngập lụt xảy ra trên diện rộng.
Tính đến 6 giờ ngày 26/11/2018, Bão và hoàn lưu bão số 9 gây nhiều thiệt hại và tài sản cho người dân các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, bão số 9 không gây thiệt hại về người nhưng đã làm 50 căn nhà bị tốc mái, một dãy phòng học Trường Tiểu học Phước Thắng (thành phố Vũng Tàu), 3 lớp học ở Trường Tiểu học Sông Cầu (huyện Châu Đức) và 4 căn nhà tại thành phố Bà Rịa bị cháy do chập điện.
Do ảnh hưởng của vùng áp thấp suy yếu từ bão số 9, rạng sáng 26/11, trên địa bàn xã Hàm Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) xảy ra mưa lớn, kéo dài.
Đó là thông báo khẩn từ Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh Lê Hồng Sơn gửi cho các trường học và các trung tâm ngoại ngữ, tin học ngoài giờ vào sáng 26/11.
Tàu đường sắt tuyến Bắc Nam đã thông xe vào sáng nay, 26/11, sau nhiều nỗ lực khắc phục của cán bộ, công nhân viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR).
Mưa lớn do ảnh hưởng bão số 9 khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP Hồ Chí Minh ngập sâu, nhiều chợ truyền thống phải đóng cửa không kinh doanh được. Các cửa hàng tiện lợi, siêu thị vì thế trở thành điểm mua bán đông đúc của người dân Thành phố.
Nhiều tuyến đường TP Hồ Chí Minh vẫn bị ngập sâu sáng 26/11, khiến hàng loạt ô tô, xe máy chết máy; người dân bì bõm lội nước đi làm trong buổi sáng đầu tuần.
Ngày 25/11, bão số 9 đã đổ bộ vào khu vực từ Bà Rịa-Vũng Tàu đến Bến Tre với sức gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 10, sau đó suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, tiếp tục đi sâu vào đất liền theo hướng Tây Tây Bắc và tan dần.
Sáng 26/11, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Thuận đã có công điện khẩn yêu cầu các huyện, thị xã, thành phố giải tỏa lệnh cấm tàu thuyền, cho ngư dân ra biển hoạt động, đánh bắt hải sản trở lại bình thường.
Trước tình hình mưa lũ đang diễn biến phức tạp, ngày 26/11, tỉnh Ninh Thuận đã cho 1.000 học sinh của 335 cơ sở giáo dục trong tỉnh được nghỉ học, để đảm bảo an toàn cho các em.
Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh vừa có công văn khẩn đề nghị Trưởng phòng GD & ĐT các quận, huyện; Hiệu trưởng các trường THPT trên địa bàn TP Hồ Chí Minh thông báo cho học sinh nghỉ học ngày thứ hai (26/11).
Mưa lớn kéo dài trong ngày 25/11, trên diện rộng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh do ảnh hưởng của bão số 9, kết hợp với triều cường lên cao đã gây ngập sâu nhiều tuyến đường.