Hội nghị “Gặp gỡ các cơ quan quản lý, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch”. |
Là một hoạt động diễn ra trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM, Hội nghị “Gặp gỡ các cơ quan quản lý, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch” do UBND thành phố Hà Nội, Sở Du lịch thành phố tổ chức chiều 6/4, quả thật đã cho thấy những quyết tâm của lãnh đạo thành phố, cũng như lãnh đạo ngành du lịch Thủ đô nói riêng, trong việc muốn du lịch “vươn vai” để xứng tầm “anh cả”.
Đã mạnh, nhưng vẫn cần “đột phá” mới
Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Ngô Văn Quý, Phó Chủ tịch UBND thành phố cho biết: Mục đích tổ chức Hội nghị lần này của thành phố Hà Nội là nhằm tăng cường phối hợp, liên kết phát triển du lịch với các ngành, các tỉnh, thành phố có tiềm năng du lịch, qua đó khai thác các lợi thế, mối quan hệ, sự giúp đỡ của cộng đồng trong và ngoài nước; giúp cho du lịch Thủ đô phát triển mạnh mẽ hơn.
Đánh giá của lãnh đạo Thủ đô, thời gian qua, cùng với sự phát triển của du lịch cả nước, du lịch Hà Nội đã đạt được nững ké quản quan trọng, đáng khích lệ. Năm 2016, tổng khách du lịch đến Hà Nội đạt 21,8 triệu lượt, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2015; khách du lịch quốc tế đến Hà Nội đạt 4,02 triệu lượt, tăng 23% so với cùng kỳ. Sự phát triển của ngành du lịch đã và đang góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng cường xuất khẩu tại chỗ; bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, tài nguyên thiên nhiên; tạo ra việc làm, nâng cao đời sống nhân dân; đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.
Tuy nhiên, cũng theo lãnh đạo Hà Nội, sự phát triển của du lịch Thủ đô chưa xứng với tiềm năng, thế mạnh và sự kỳ vọng của người dân và du khách. Nguyên nhân ở đây là do các cấp, các ngành chưa thực sự coi du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng, xã hội hoá và hội nhập kinh tế cao, mang nội dung văn hoá sâu sắc; còn thiếu cơ chế, chính sách phù hợp để kinh tế du lịch phát triển theo đúng tính chất của một ngành kinh tế vận hành theo quy luật thị trường.
Cùng quan điểm này, phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cho biết: Du lịch Hà Nội đã có bước phát triển, nhưng cần nỗ lực nhiều hơn nữa, để đưa Hà Nội trở thành trung tâm du lịch lớn nhất cả nước, tăng nội hàm và đóng góp nhiều hơn cho du lịch Việt Nam.
“Những gì du lịch Hà Nội làm được vẫn chưa thoả mãn sự mong đợi và chưa xứng đáng với tầm vóc, vị thế của du lịch Thủ đô. Trong năm 2016 và 3 tháng đầu năm 2017, du lịch Hà Nội tăng trưởng ấn tượng, nhưng vẫn thấp hơn mức tăng trưởng chung của cả nước (trên 20% cả về lượng khách và doanh thu). Đây là vấn đề đáng phải suy nghĩ và phải tìm hướng khắc phục. Phải làm sao để du lịch Thủ đô không chỉ tăng trưởng bằng, mà phải tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng chung”, ông Nguyễn Văn Tuấn khẳng định.
Giải pháp đã có, vấn đề ở triển khai
Theo ông Nguyễn Văn Tuấn, du lịch Thủ đô cần tập trung giải quyết 3 vấn đề để có thể tạo ra bước đột phá mạnh mẽ.
Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn phát biểu tại Hội nghị. |
Vấn đề thứ nhất là việc định vị sản phẩm. so với các tỉnh thành phố khác, Hà Nội có lợi thế là sở hữu những tài nguyên, di sản văn hoá, vô cùng phong phú. Hệ thống di sản dày dặc, các làng nghề rất tiêu biểu của Hà Nội hoàn toàn có thể trở thành những điểm đến chất lượng cao và thu hut được nhiều du khách hơn nữa.
Theo ông Tuấn, về sản phẩm, Hà Nội có 2 hướng phát triển. Một hướng là tạo ra sản phẩm mới, thời gian gần đây, Hà Nội đã có rất nhiều cố gắng thu hút đầu tư, nhiều dự án lớn trên địa bàn đang được các nhà đầu tư chiến lược quan tâm, đó là hướng đi đáng khích lệ. Tuy nhiên, cũng không thể bỏ qua hướng phát triển thứ hai, đó là làm mới các sản phẩm cũ, những di sản văn hoá, những tài nguyên về văn hoá của Thủ đô như là khu phố cổ Hà Nội gắn với Hồ Gươm linh thiêng, hay những di sản văn hoá gắn với hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh trên địa bàn Hà Nội, rồi các làng nghề, khu du lịch sinh thái ngoại thành… đây đều là những địa chỉ mà du lịch Hà Nội có thể làm mới, để tạo ra những sản phẩm chất lượng, hấp dẫn hơn.
Vấn đề thứ hai là việc phát triển cơ sở vật chất và lưu trú. Theo ông Tuấn, từ năm 1911 đến nay, du lịch Việt Nam đã tăng gấp đôi số lượng khách sạn từ 3-5 sao, đặc biệt là số lượng khách sạn 4 - 5 sao; đồng thời cũng tăng gấp đôi về số lượng lượng phòng.
Tuy nhiên, theo thống kê, từ tháng 11/2011 cho đến nay, trên địa bàn Thủ đô Hà Nội chỉ có thêm 4 khách sạn 4-5 sao, gồm: Khách sạn Marriott, Apricot, khách sạn và căn hộ khu vực Landmark - Keang Nam và khách sạn căn hộ khu vực Lotte; với tổng số phòng 1.200 phòng.
“Trong khi đó, trên các địa bàn cả nước, đã xuất hiện rất nhiều những khách sạn trên dưới 1.000 phòng, đang hình thành những tổ hợp lên tới 4.000 phòng như ở khu vực Hòn Tre (Nha Trang) và 6.000 phòng như Vinpearl Phú Quốc. Rõ ràng so với tốc độ phát triển như thế, thì Hà Nội đang rất chậm chân”, ông Tuấn cho biết.
Tuy nhiên, cũng theo ông Tuấn, rất đáng mừng là Hà Nội đã có chính sách đột phá, dành nhữug khu vực đắc địa nhất mời gọi các nhà đầu tư chiến lược để đầu tư những tổ hợp khách sạn và những khách sạn có chất lượng cao; dự kiến là khoảng 20 khách sạn.
“Từ nay đến năm 2020, Hà Nội sẽ có thêm khoảng 20 khách sạn 5 sao, với tổng số 15-20.000 phòng. Đây là định hướng rất quan trọng bởi rõ ràng bây giờ phân khúc khách sạn 3-5 sao của Hà Nội đang còn thiếu và nếu với mục tiêu tăng trưởng cao nữa, thì điều kiện cơ sở vật chất, lưu trú của chúng ta là không đáp ứng được nhu cầu. Hiện với mức tăng trưởng trên dưới 10% thì Hà Nội đã thấy thiếu khách sạn phân khúc này, nếu đạt được tốc độ tăng trưởng 30% như tốc độ tăng trưởng chung của du lịch cả nước, thì vấn đề gì sẽ xảy ra?”, ông Tuấn chia sẻ.
Vấn đề thứ ba, theo ông Tuấn, đó là việc kết nối du lịch Thủ đô với các địa phương trong cả nước. Trong mấy năm trở lại đây, càng ngày việc định vị cho tam giác Hà Nội- Hạ Long Cát Bà và Tràng An Ninh Bình càng được khẳng định là hướng đi quan trngj, giúp Hà Nội trở thành trung tâm du lịch của cả nước, nơi tiếp nhận khách du lịch và phân phối tới cá điểm đến khác trong tam giác này; đồng thừi tam giác này cũng là điểm đến của khách du lịch Hà Nội. Chính vì vậy, sự kết nói đã mang lại sự hưởng lợi chung cho các điểm đến tự lực này.
Cùng với đó, Hà Nội cần chú trọng với các tuyến du lịch theo trục giao thông về đường bộ, đường sắt, đường hàng không. Đối với phía bắc sẽ có tuyến theo quốc lộ 6 từ Hà Nội đi Hoà Bình, Sơn La, Mộc Châu, Điện Biên; tuyến theo quốc lộ 2 từ Hà Nội- Vĩnh Phúc- Tuyên Quang- Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai; tuyến theo cửa khẩu Hữu Nghị từ Hà Nội- Bắc Ninh- Bắc Giang- Lạng Sơn và đi Trung Quốc. Cùng với đó là hướng tiếp cận theo trục Bắc Nam, mà Hà Nội luôn luôn là tâm điểm, trung tâm.
“Nên tính toán hợp tác, kết nối các điểm đến là tâm điểm với sản phẩm khác biệt của mỗi địa phương để luôn tạo ra trải nghiệm mới cho khách trong những hành trình có kết nối với Hà Nội”, ông Tuấn chỉ rõ.
Về phần mình, theo lãnh đạo Hà Nội, Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị ban hành ngày 16/1/2017 và trước đó là Nghị quyết 06- NQ/TU (ngày 26/6/2016) của Thành uỷ Hà Nội , về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; được kỳ vọng sẽ giúp khắc phục những tồn tại, yếu kém và đưa du lịch Hà Nội phát triển xứng đáng với tiềm năng, thế mạnh và mong muốn của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với ngành du lịch Thủ đô trong thời gian không xa nữa.
Mọi kế hoạch đã sẵn sàng, đã tới lúc để ngành du lịch Thủ đô tự mạnh mẽ lên nữa, để không còn bị coi chỉ là "tiềm năng".