Gian hàng nón làng Chuông thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách. |
Phát biểu tại lễ bế mạc, ông
Đỗ Đình Hồng - Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội, Trưởng Ban Tổ chức Liên hoan khẳng định:
Sau 4 ngày diễn ra những hoạt động hấp dẫn, bổ ích,
tôn vinh những giá trị đặc sắc
của các làng nghề truyền thống, “
Liên hoan Du lịch làng nghề truyền thống Hà Nội - Việt Nam 2016”
đã kết thúc thành công, đạt được những kết quả tốt đẹp. Liên hoan đã nhận được sự
hưởng ứng tích cực,
với 260 không gian, gian hàng của 150 đơn vị, cá nhân tham gia. Liên hoan cũng có sự góp mặt của
đại diện30/47 nghề truyền thống tiêu biểu của Thủ đô và 33/52 nghề truyền thống của các địa phương trong
cả nước.
“Có thể khẳng định, Liên hoan Du lịch làng nghề truyền thống năm nay đã có sự chắt lọc, hội tụ được những tinh hoa làng nghề của Hà Nội và cả nước, đồng thời phát huy được những điểm mạnh của các làng nghề trong việc phát triển s `ản phẩm du lịch. Trong 4 ngày qua, Liên hoan đã thu hút khoảng 3 vạn lượt khách tham quan, điều đó thể hiện sự ủng hộ của đông đảo công chúng, du khách trong và ngoài nước. Điều đó cho thấy, Liên hoan Du lịch Làng nghề truyền thống Hà Nội - Việt Nam đang từng bước trở thành sự kiện du lịch - văn hóa hấp dẫn, chuyên nghiệp, có quy mô lớn và sức lan tỏa trên cả nước”, ông Đỗ Đình Hồng nhấn mạnh.
Quy trình nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa rất được du khách quan tâm, tìm hiểu; là một điểm nhấn thành công của Liên hoan. |
Cũng theo ông Đỗ Đình Hồng, c
ác hoạt động diễn ra trong khuôn khổ Liên hoan năm nay đã được chú trọng về nội dung, chất lượng, tiêu biểu như các khu trưng bày, thao diễn, các gian hàng, khu trải nghiệm làng nghề,
chương trình Lễ rước tổ nghề của ba làng nghề truyền thống tiêu biểu: L
àng nghề gỗ mỹ nghệ La Xuyên, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định; làng nghề dệt lụa Vạn Phúc, quận Hà Đông và làng nghề gốm sứ Bát Tràng, huyện Gia Lâm; hội thảo "Làng nghề Việt Nam gắn với phát triển du lịch và hội nhập quốc tế"; hội thảo
“
Nâng cao hiệu quả hợp tác giữa Hiệp hội Du lịch Việt Nam
với Hiệp hội Du lịch
các địa phương trong tình hình mới”
.
Bên cạnh đó, các hoạt động giới thiệu, chào bán các chương trình du lịch kích cầu, các sản phẩm du lịch chuyên đề về phố nghề, làng nghề, các chương trình văn hóa nghệ thuật... được tổ chức một cách đồng bộ, chuyên nghiệp cũng góp phần không nhỏ cho sự thành công của Liên hoan. “Liên hoan Du lịch làng nghề truyền thống Hà Nội - Việt Nam năm nay như một bản hòa ca với sự phối hợp nhịp nhàng của các chương trình, hoạt độngđồng hành cùng sự phát triển của làng nghề truyền thống và sự phát triển của du lịch Hà Nội - Việt Nam”, ông Đỗ Đình Hồng nhấn mạnh.
Cũng theo đánh giá của BTC Liên hoan, Liên hoan Du lịch Làng nghề truyền thống Hà Nội - Việt Nam năm nay đã thực hiện tốt mục đích là góp phần bảo tồn, tôn vinh, giới thiệu và phát triển các nghề thủ công truyền thống gắn với du lịch; là dịp để các làng nghề, các doanh nghiệp nghề truyền thống, các doanh nghiệp du lịch giao lưu, hợp tác, ký kết hợp tác; đồng thời là cơ hội để Thủ đô và các địa phương giới thiệu tinh hoa ẩm thực, nét tinh tế trong chế biến, trình diễn các món ăn truyền thống, đặc sắc của mọi miền Tổ quốc với nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế.
“Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, BTC cũng nhận thấy còn một số hạn chế trong quá trình tổ chức Liên hoan. BTC luôn lắng nghe và tiếp thu những ý kiến đóng góp, các đơn vị làng nghề, doanh nhân, nghệ nhân, thợ giỏi, các doanh nghiệp du lịch, những người yêu Hà Nội, tâm huyết với Thủ đô và các cơ quan truyền thông để Liên hoan Du lịch làng nghề truyền thống Hà Nội - Việt Nam lần sau được tổ chức hiệu quả, đạt kết quả tốt hơn; đưa Liên hoan Du lịch Làng nghề truyền thống Hà Nội - Việt Nam trở thành một trong những sự kiện văn hóa - du lịch lớn của quốc gia và khu vực, khẳng định vai trò, vị thế của Thủ đô Hà Nội là trung tâm du lịch lớn của cả nước và khu vực”, đại diện BTC khẳng định.
Diễn ra dịp cuối tuần, “Liên hoan Du lịch Làng nghề truyền thống Hà Nội - Việt Nam 2016” đã trở thành một điểm đến đặc biệt của người dân Thủ đô. Bà Vũ Thị Tuyết Nhung, một người phụ nữ Hà Nội gốc, chia sẻ: “Liên hoan năm nay có sự đầu tư, nên chất lượng cao, rất phong phú, đa dạng. Ấn tượng nhất là con đường gốm sứ Bát Tràng và gian hàng của làng lụa Vạn Phúc, được thực hiện rất kỳ công. Đến với Liên hoan, tôi cũng được tận mắt xem tằm ăn rỗi, kén trên nong và xem ươm tơ tại bếp; rất thú vị. Tôi rất thích gian nón làng Chuông, với nhiều loại nón được giới thiệu. Cô bán hàng ở gian hàng này cũng rất hoạt bát, giới thiệu được nhiều thông tin cho khách. Tôi đã mua một cái nón Ba Tầm làm kỷ niệm. Có thể nói, Liên hoan đã phô diễn được sự phát triển rực rỡ của các làng nghề”.
Với nhiều bạn trẻ khác, họ cũng rất thích thú khi được khám phá những nghề truyền thống của các làng nghề Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng; cũng như khám phá những sản vật độc đáo như cốm làng Vòng, các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng…
Về phía doanh nghiệp tham gia Liên hoan, ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó giám đốc Công ty du lịch TransViet chia sẻ: "Công tác tổ chức của Liên hoan năm nay rất tốt, quy mô; các hoạt động của Liên hoan có ý nghĩa và có tính nghệ thuật cao. Liên hoan đã tôn vinh được những giá trị của làng nghề của Hà Nội nói riêng và của Việt Nam nói chung. Đặc biệt, lần đầu tiên tại Liên hoan, các làng nghề Hà Nội đã có được không gian riêng và được tôn vinh đúng với tầm vóc của mình; những năm trước, phần giới thiệu làng nghề của Hà Nội hơi mờ nhạt, không khác gì với làng nghề của các địa phương khác. Còn tại Liên hoan năm nay, có khu trưng bày riêng cho nghề gốm, lụa, sơn mài của Hà Nội. Bên cạnh đó, có những khu trải nghiệm về nghề làm gốm, làm nón, làm mây tre đan rất thú vị. Sáng 1/10, tôi có tham gia lễ rước tổ nghề, cũng là một hoạt động rất ý nghĩa tại Liên hoan. Đánh giá chung của những người làm du lịch là Liên hoan năm nay thành công hơn những năm trước. Nếu có gì cần góp ý, thì chúng tôi mong muốn công tác quảng bá của Liên hoan được thực hiện tốt hơn, để có nhiều du khách đến với Liên hoan hơn nữa".