Kết nối sản phẩm du lịch tới bảo tàng

Nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch tại Hà Nội, Tổng cục Du lịch phối hợp với Bảng tàng Mỹ thuật Việt Nam vừa tổ chức chương trình khảo sát kết nối du lịch tới bảo tàng.

Giới thiệu các tác phẩm nghệ thuật tại bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Thiếu thông tin quảng bá


Sau khi khảo sát thực tế tại bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, bà Thanh Vân, đại diện ISC Travel cho rằng: "Cách bài trí tại bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam  còn thiếu sống động. Riêng với loại hình thăm quan bảo tàng mỹ thuật cần thời gian khoảng 1 tiếng đồng hồ, tối đa là 2 tiếng nên đưa thông tin chính đặc trưng của bảo tàng để truyền tải, nhất là với khách đoàn".


Còn ông Dương Xuân Tráng, giám đốc Công ty Mai Phượng Vy cho rằng:  "Khách chọn đến bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phải am hiểu về mỹ thuật. Đồng thời, hướng dẫn viên (HDV) ít thông tin để giới thiệu về các tác phẩm nghệ thuật, trong khi công nghệ hướng dẫn tự động tại bảo tàng Mỹ thuật không có. Trong khi, các bảo tàng nổi tiếng trên thế giới đều có hệ thống công nghệ thông tin giới thiệu chi tiết. Bên cạnh đó, bảo tàng nên có khu hội họa, điêu khác để cho du khách trải nghiệm.

Clip hướng khảo sát kết nối du lịch tới bảo tàng:


Nhận xét chung của các doanh nghiệp lữ hành đều cho rằng: "Khâu quảng bá tuyên truyền bảo tàng còn yếu kém Do đó, việc quảng bá được đẩy mạnh từ trang web đến cổng chào, nội dung bên trong. Điều này cần sự thay đổi cách làm của bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam như bảo tàng Phụ nữ đã từng làm trong vài năm gần đây.


Bà Nguyễn Kim Khánh, đại diện Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho rằng: "Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam nên áp dụng công nghệ APP (phần mềm ứng dụng trên điện thoại di động) để giới thiệu các tác phẩm nghệ thuật tới du khách đến từ nhiều quốc gia. Bên cạnh đó, bảo tàng phân loại đối tượng khách, trong đó với dạng khách phổ thông làm sao trong vòng 1 tiếng đồng hồ có thể giới thiệu được nét đặc trưng về mỹ thuật Việt Nam. Còn đối tượng thứ 2 là khách tìm hiểu chuyên sâu thì cần nhiều thời gian hơn".


Đổi mới để thu hút khách


Từ những góp ý của doanh nghệp lữ hành, ông Nguyễn Anh Minh, Giám đốc bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam cho rằng: Dù bảo tàng nằm ở ngã ba đường Nguyễn Thái Học - Cao Bá Quát nhưng bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam ít được du khách biết đến do đây là đường  chiều. Lượng khách tham quan trong năm 2016 khoảng 54.000 lượt khách, trong đó 85% là khách quốc tế; trong khi Di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám ngay bên kia đường Nguyễn Thái Học đón hơn 1,5 triệu lượt khách.


Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đang lưu giữ hơn 20.000 tác phẩm của nhiều họa sĩ nổi tiếng Việt Nam, trong đó có 8.000 tác phẩm chưa có điều kiện trưng bày. “Điểm đặc biệt, khi khánh thành bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Bộ Văn hóa lúc bấy giờ muốn truyền thông điệp tới thế giới rằng người Việt Nam yêu cái đẹp, không chỉ biết cầm súng chiến đấu mà còn biết cầm cọ vẽ. Đây là thông điệp về cái đẹp và hòa bình. Tuy nhiên, phối cảnh bên ngoài khiến nhiều người không biết đến đây là bảo tàng Mỹ thuật. Do đó, thời gian tới, bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đang có dự án chỉnh trang lại mặt tiền, bổ sung dịch vụ và đầu tư trang thiết bị, hệ thống chiếu sáng, âm thanh”, ông Nguyễn Anh Minh chia sẻ.


Tình trạng thiếu thông tin cũng được lãnh đạo bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam thừa nhận là nguyên nhân dẫn đến du khách. Hiện bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với Vụ Lữ hành (Tổng cục Du lịch) làm những tờ gấp, cuốn sách để giới thiệu về bảo tàng tới các công ty lữ du lịch. “Không chỉ hướng tới khách quốc tế, chúng tôi hướng đến khách Việt Nam, trọng tâm là trẻ em. Do đó, bảo tàng sẽ dành không gian để cho học sinh trải nghiệm về vẽ tranh Bên cạnh đó, bảo tàng cũng sẽ hướng tới khách đoàn thông qua công ty du lịch và sẽ có chính sách giảm giá phù hợp”, ông Nguyễn Anh Minh cho biết.


Về phần công nghệ, bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ ứng dụng phần mềm, thiết bị audio Guide và APP vào năm 2018. Qua đó, du khách có thể tự chiêm ngưỡng bức tranh, nghe thuyết minh các thứ tiếng về các tác phẩm trưng bày tại bảo tàng. Từ 1/10/207, bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam cũng sẽ khai trương trang web hoàn toàn mới với tiện ích để giới thiệu các tác phẩm nghệ thuật tới công chúng.


Đứng ở góc độ quản lý du lịch, ông Nguyễn Quý Phương, Vụ trưởng Vụ lữ hành (Tổng cục Du lịch) cho biết: "Tổng cục Du lịch đang xây dựng chương trình kết nối các doanh nghiệp với các điểm đến là bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, bảo tàng lịch sử Việt Nam, Nhà hát Lớn Hà Nội, nhà hát múa Rối Việt Nam, rạp hát Hồng Hà với show diễn “Tâm hồn làng Việt”.


Đây là những điểm có tiềm năng thu hút khách du lịch nhưng chưa kết nối bài bản tới doanh nghiệp du lịch. Do đó, Tổng cục Du lịch sẽ làm vai trò kết nối giữa các đơn vị trên với doanh nghiệp du lịch và điều chỉnh chương trình sao cho phù hợp với thị hiếu khách, qua đó tạo dựng sản phẩm du lịch thu hút khách đến và ở lại lâu hơn Hà Nội, gia tăng các giá trị dịch vụ".


Xuân Cường/Báo Tin Tức
Đề xuất xây lại ga Hà Nội cao 40-70 tầng, 'vượt trần' quy hoạch chung
Đề xuất xây lại ga Hà Nội cao 40-70 tầng, 'vượt trần' quy hoạch chung

Nhằm tái thiết lại khu vực ga Hà Nội, trở thành ga trung tâm tàu khách và tàu liên vận quốc tế, đồng thời là trung tâm tài chính, kết hợp kiến trúc, nghỉ dưỡng đô thị, thành phố Hà Nội đã có văn bản số 4417, xin ý kiến các bộ, ngành liên quan đối với đồ án quy hoạch phân khu đô thị khu vực ga Hà Nội và phụ cận, tỷ lệ 1/2000.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN