Liên kết giữa các hiệp hội du lịch để mở rộng thị trường

Đó là vấn đề được nhiều hiệp hội du lịch nêu ra tại hội thảo “Nâng cao hiệu quả hợp tác giữa Hiệp hội du lịch Thành phố Hà Nội với Hiệp hội du lịch các địa phương trong tình hình mới”, do Hiệp hội du lịch Thành phố Hà Nội tổ chức ngày 30/9, tại Hà Nội.

Quang cảnh hội thảo

Ông Nguyễn Quang Lân, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho biết: “Để có thể đứng vững trên thương trường, các doanh nghiệp sẽ liên kết, hỗ trợ nhau thông qua các cơ chế hợp tác của các hội, Hiệp hội ngành nghề. Đây chính là cơ hội và thách thức đối với các hiệp hội trong lĩnh vực du lịch. Do yêu cầu khách quan, các hiệp hội trong ngành du lịch đã được hình thành và hoạt động từ lâu. Cả nước đã có 44 Hiệp hội du lịch và có sự phối hợp trong quá trình thực hiện. Sự phối hợp giữa các hiệp hội trong ngành du lịch là một yêu cầu khách quan do đây là ngành kinh tế tổng hợp, có sự kết hợp liên ngành, liên vùng”.


Các Hiệp hội du lịch địa phương đã thực hiện là cầu nối giữa các doanh nghiệp và chính quyền các cấp, đại diện cho quyền lợi doanh nghiệp, cầu nối giữa du lịch các địa phương, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch. “Các Hiệp hội du lịch địa phương đã tổ chức thành công nhiều hoạt động như huấn luyện, đào tạo, tổ chức hội chợ, hội thảo, mở rộng quan hệ kinh doanh, thu nhập và cung cấp thông tin về những vấn đề có tác động đến hội viên. Hiệp hội Du lịch đã duy trì tốt kênh đối thoại với các cơ quan quản lý các cấp nhằm phản ánh kịp thời những vướng mắc trong cơ chế chính sách có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động du lịch. Là thị trường nguồn, Hiệp hội du lịch Hà Nội đã tạo mối liên kết chặt chẽ với các hiệp hội địa phương trong các nước, các tổ chức các doanh nghiệp quốc tế. Hiệp hội Hà Nội đã chính thức ký kết hợp tác với hầu hết các Hiệp hội du lịch trong cả nước nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch các địa phương xích lại gần nhau nâng cao hiệu quả, chất lượng dịch vụ”, ông Nguyễn Quang Lân cho biết.


Theo ông Nguyễn Hồng Đài, giám đốc APT travel, Chủ tịch Câu lạc bộ du lịch Thủ đô (Hiệp hội du lịch Hà Nội), nhờ có sự cộng tác giữa các doanh nghiệp liên kết trao đổi nên các đoàn khách trở nên sôi động, hiệu quả hơn. Quan hệ song phương giữa các doanh nghiệp du lịch liên kết qua mô hình CLB đã giúp giá thành các chương trình du lịch giảm từ 30-40% chi phí đầu vào trong khi vẫn duy trì chất lượng các chương trình du lịch, số lượng khách cũng tăng lên trên 40%. Một số điểm đến du lịch thông qua liên kết mô hình CLB và Hiệp hội đã lan tỏa hơn tới du lịch như chương trình “Du lịch tâm linh về miền đất cổ” vùng Thuận Thành (Bắc Ninh); chương trình “Hoa vàng trên cỏ xanh” tại Phú Yên; chương trình “Về miền di sản Việt Bắc”… Sự hợp tác liên kết giữa các hiệp hội du lịch đã làm sôi động thị trường du lịch, tạo kích cầu du lịch.


Đại diện các hiệp hội du lịch các địa phương cho rằng, trong xu thế hội nhập toàn cầu, để du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, trước hết cần đẩy mạnh tuyên truyền, thu hút những doanh nghiệp tham gia tạo tiếng nói chung trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển thị trường ngách. Bên cạnh đó, nâng cao khả năng tư vấn, dự báo thị trường, làm tốt vai trò tham mưu cho các cấp chính quyền và doanh nghiệp trong quá trình biến động thị trường, cũng như liên kết với tổ chức nghề nghiệp tương đồng trên thế giới.

XC
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch

Sự hợp tác này đánh dấu bước đầu hợp tác trong công cuộc phát triển con người giữa một trong những khách sạn với chất lượng dịch vụ hàng đầu và ngôi trường đại học đào tạo về du lịch hàng đầu miền Bắc.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN