Để tránh được những rủi ro trên và đạt được kết quả tốt, các chuyên gia hỗ trợ tư vấn tuyển sinh "mách nước" thí sinh nên thực hiện những bước sau:
Xem địa điểm thi, phòng thi
Trong những kỳ thi của năm trước, không ít thí sinh bị muộn thi do đến nhầm địa điểm thi, do đó thí sinh phải lưu ý đến đúng địa điểm thi, phòng thi, bảng niêm yết số báo danh. Để xác định được điểm thi, thí sinh nên đến xem trước địa điểm thi đó một ngày hoặc nên đến vào ngày đầu làm thủ tục dự thi. Việc "khảo sát" điểm thi sẽ giúp thí sinh tính toán được thời gian đi lại, phương tiện di chuyển hợp lý cũng như đường đi từ nhà đến trường thi hợp lý nhất để khỏi lúng túng, bị động trước buổi thi.
Vào các buổi thi, nhất là thi chiều nhiều thí sinh hay ngủ quên, do đó thí sinh nên đặt đồng hồ báo thức để tránh tình trạng ngủ quên không đến đúng giờ. Bên cạnh đó, để tránh bị kẹt xe và có thể xử lý tốt những sự cố xảy ra ngoài ý muốn, thí sinh nên đến phòng thi trước giờ thi 30 phút. Đây là khoảng thời gian giúp thí sinh lấy tinh thần thoái mái hơn.
Kiểm tra thông tin trong bài thi trước và sau khi làm bài thi. |
Trước khi đến phòng thi, thí sinh nên ăn sáng đầy đủ để có đủ năng lượng làm việc hiệu quả và nên ăn những thức ăn đun chính và quen thuộc. Hãy mang theo một chai nước suối để chống khát và lấy lại bình tĩnh.
Kiểm tra vật dụng cần thiết cho các buổi thi
Trước buổi thi, thí sinh nên kiểm tra lại những vật dụng cần thiết cho các buổi thi như giấy chứng minh nhân dân, giấy báo thi, bút viết, một số vật dụng được phép mang vào phòng thi... Để tránh thất lạc hoặc quên giấy tờ cần thiết khi đến phòng thi, thí sinh nên cho tất cả các giấy tờ cần thiết như giấy báo dự thi, chứng minh nhân dân... vào một bì sơ mi trong để nơi dễ thấy. Phòng bất trắc xảy ra, thí sinh có thể phô tô công chứng thêm một bản. Trong trường hợp khi đến phòng thi nhưng phát hiện ra mình bị quên giấy tờ thì nên báo ngay cho hội đồng thi.
Thí sinh cũng nên chuẩn bị 2 đến 3 cây viết cùng màu, đầy mực, thường dùng bút bi màu xanh, tránh dùng bút máy. Chuẩn bị sẵn thước kẻ, ê ke, compa, viết chì, cục gôm. Tuyệt đối không dùng bút xoá, không dùng mực màu sáng.
Kiểm tra kỹ máy tính đảm bảo đủ pin, loại máy tính được phép cho vào phòng thi. Máy tính phải thay pin mới. Không mượn máy tính lạ, chưa quen sử dụng. Bên cạnh đó, thí sinh nên có một đồng hồ đeo tay để có thể kiểm tra và phân bố thời gian làm bài thi hợp lý. Tuyệt đối không được mang điện thoại di động vào phòng thi để xem giờ.
Tránh bị bài làm của môn thi khác ảnh hưởng đến tinh thần của những môn thi sau. |
Tập trung ôn tập môn thi tiếp theo hay nghỉ ngơi để tái tạo năng lượng thay vì day dứt về kết quả đã qua.
Theo các chuyên gia tâm lý, phần lớn thí sinh sau buổi thi đều mất thời gian, tâm trí cho vấn đề trao đổi, quan tâm, nghe ngóng với các thí sinh khác về kết quả của môn này. Càng trao đổi, bạn càng nhận ra, mỗi người một ý và không ai giống mình điều này làm bạn lo lắng, mang nặng tâm lý thất vọng, chán nản và sợ mình sẽ rớt, từ đó tinh thần, tâm lý để thi môn thi sau không còn như lúc đầu nữa.
Các chuyên gia tâm lý khuyên: sau khi kết thúc môn thứ nhất, hãy nghỉ ngơi, ăn uống, tĩnh tâm và ngủ trưa khoảng 30 phút để đầu óc được thoải mái và bước vào môn thi mới và cứ làm thế cho đến thi bạn kết thúc kỳ thi. Khi đó, để đầu óc tỉnh táo, lật lại những kết quả đã ghi trong giấy nháp và so lại kết quả từ các đơn vị chính thống như website của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trước khi thi, thí sinh nên dành ít phút để nhắc nhớ những điều cần thiết như: bình tĩnh đọc kỹ đề thi để có sự chủ động khi làm bài. Cả bài tự luận lẫn bài trắc nghiệm, câu dễ làm trước câu khó làm sau, không nên bị mất quá nhiều thời gian vào một câu khó khi còn nhiều câu dễ chưa làm.
Kiểm tra thông tin cá nhân trên bài thi, số tờ, ghi đầy đủ trước khi nộp bài, ký tên đúng quy định nếu có sai sót báo ngay với giám thị coi thi; chú ý các lời dặn của hội đồng thi; xem kỹ trong ngăn bàn, chung quanh chỗ ngồi của mình xem có tài liệu không. Không trao đổi và không trông chờ sự giúp đỡ trong phòng thi.
Biết dừng bài đúng lúc để dò lại phần làm được. Dành ra 10 phút cuối để đọc lại bài thi. Nếu xong sớm, không vội vàng nộp bài, nên đọc kỹ, rà soát lại nhiều lần để sửa lỗi. Sửa được lỗi nào dù nhỏ cũng làm tăng giá trị của bài. Bởi trong kỳ thi, 1/4 điểm cũng là quý, thậm chí có thể "lật ngược lại thế cờ" từ rớt thành đậu.