Video cô giáo Ngô Thị Thanh Bình chia sẻ:
Theo cô Ngô Thị Thanh Bình, khi được giám thị phát đề thi và phiếu trả lời trắc nghiệm, các thí sinh cần bao quát toàn bộ đề và kiểm tra phiếu trả lời trắc nghiệm để đảm bảo rằng đề và phiếu không nhàu nát, in mờ hay có những lỗi in ấn mà sẽ có thể gây ảnh hưởng đến việc làm bài thi.
Thứ hai, sau khi đã hoàn thành xong việc kiểm tra đề, thí sinh nên đọc lướt qua 1 lượt đề thi và hãy bắt đầu với những dạng là thế mạnh của mình, chứ không nhất thiết phải làm lần lượt theo thứ tự bài trong đề thi.
Với những câu khó, các em nên đánh dấu để có thể làm sau, tránh việc tập trung quá nhiều thời gian vào 1 câu nào đó hoặc 1 phần nào đó mà dẫn đến không kịp thời gian cho những phần khác. Thứ ba, các thí sinh nên có chiến lược làm bài cho từng dạng bài trong đề thi.
Ví dụ trong dạng bài Phát âm và đánh trọng âm: Trong phần này các em nên chọn các từ có quy tắc để làm trước ví dụ như các quy tắc phát âm ed hoặc s, các quy tắc đánh trọng âm cơ bản. Ngoài ra, các em nên ghi phần âm hoặc trọng âm sang bên cạnh từ đã cho, việc này giúp học sinh đễ đang loại trừ được đáp án và không bị nhầm lẫn.
Mark the letter A, B, C, or D to indicate the word whose underlined part differs from the other three in pronunciation in each of the following questions. A. Head /e/ B. ready /e/ C. heat /i/ D. bread /e/
Mark the letter A, B, C, or D to indicate the word that differs from the other three in the position of the primary stress in each of the following questions. A. charity 1 B. agency 1 C. origin 1 D. disaster 2
Đối với dạng bài “Tìm từ đồng nghĩa, ngược nghĩa”, các em phải đọc toàn bộ câu để hiểu được nghĩa từ đó trong ngữ cảnh đã cho.
Đối với các từ mà các em không biết nghĩa ngay cả khi các em đã đọc cả câu thì các em có thể đoán từ đó mang nghĩa tích cự hay tiêu cực sau đó chọn đáp án đúng theo nghĩa tích cực hoặc nghĩa tiêu cực của ngữ cảnh.
Đối với dạng bài tìm lỗi sai thì các em chú ý các lỗi sau: Sai về sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ. Các em nên xem xét chủ ngữ là số nhiều hay ít và động từ đi với nó đã được chia đúng dạng chưa. Vì quy tắc cơ bản là chủ ngữ số ít với động từ chia ở dạng số ít, chủ ngữ số nhiều đi với động từ chia ở dạng số nhiều.
Sai về thì của động từ: Chú ý đến trạng ngữ chỉ thời gian trong câu để xác định đúng thì của động từ
Sai về cách dùng các đại từ nhân xưng, tính từ sở hữu hoặc tân ngữ, thường là: he/she với they or him/her/it vs them his/her/its/ vs their
Bài tìm lỗi sai về từ vựng: Có một số từ/ cụm từ có cách viết gần giống nhau hoặc nghĩa gần giống nhau làm các em hay bị nhầm như affect >< effect/ imaginative >< imaginary/ movable >< moving.
Đối với loại bài này các em phải đọc toàn bộ câu để hiểu rõ nghĩa của câu đã cho rồi cân nhắc xem liệu từ đó đặt trong câu đó có đúng nghĩa không.
Như vậy, theo cô giáo Ngô Thị Thanh Bình, để hoàn thành tốt bài thi, các em hãy bình tĩnh, làm đến đâu, tô ngay đáp án đến đó, và hãy làm theo trật tự từ bài mà là thế mạnh của mình nhất đến bài ít thế mạnh nhất và có những chiến lược làm bài phù hợp.