Theo đó, sinh viên năm 2 và năm 3 của Viện Điện, thuộc Đại học Bách Khoa Hà Nội sẽ được tham gia các lớp học chuyên đề do các chuyên gia kỹ thuật đến từ công ty Avnet trực tiếp giảng dạy. Các lớp học chuyên đề sẽ tập trung vào các chủ đề căn bản của IoT bao gồm việc sử dụng bộ vi xử lý, thiết kế nguồn, điều khiển và đo lường động cơ.
Lễ ký kết biên bản ghi nhớ. |
Các sinh viên cũng sẽ được giới thiệu đầy đủ các loại bo mạch phát triển của Avnet và các nhà cung cấp, đồng thời áp dụng các công cụ được cung cấp để tạo ra nhiều ứng dụng đa dạng cho ngành công nghiệp, ô tô, truyền thông và các ngành khác.
Tiến sĩ Nguyễn Huy Phương, Viện trưởng Viện Điện, Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết: "Avnet hiện đang là một trong những công ty hàng đầu trong ngành công nghệ và chúng tôi rất hoan nghênh những cam kết của đội ngũ chuyên gia Avnet với sự phát triển không ngừng của sinh viên chúng tôi bằng cách trang bị cho các em những kiến thức công nghệ và những bộ kỹ năng thiết thực giúp thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các em trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng không ngừng”.
*Lễ trao học bổng Microchip Technology cho sinh viên xuất sắc ngành kỹ thuật điện tử của các trường đại học Việt Nam cũng vừa được tổ chức . Theo đó, đã có 11 suất học bổng được trao tặng cho sinh viên các trường: Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh, Đại học Kỹ thuật - Hậu cần Công an Nhân dân, Đại học Bách khoa Đà Nẵng và Đại học Khoa học Tự nhiên TP Hồ Chí Minh.
Bên cạnh đó, Microchip Technology cũng trao 200 công cụ, phần mềm hỗ trợ nghiên cứu khoa học và 500 cuốn sách cho các trường nói trên.
Những sinh viên được nhận học bổng đều là sinh viên xuất sắc nhất, đang học năm cuối ngành điện tử của 5 trường đại học nói trên trong năm học 2017 - 2018. Ngoài sự xuất sắc trong học tập, các sinh viên đoạt giải phải có các dự án nghiên cứu và phát triển có nội dung phù hợp với học bổng.