Nhìn lại 20 năm Đại học Quốc gia Hà Nội

Ngày 10/12/1993, Chính phủ đã ban hành Nghị định về Đại học Quốc gia Hà Nội, mở ra một mô hình đại học đa ngành, đa lĩnh vực, định hướng nghiên cứu mới ở nước ta. Sau 20 năm nhìn lại, khẳng định đây là một hướng đi đúng, mới đây, thay mặt Chính phủ, ngày 17/11/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 186/2013/ NĐ-CP về Đại học Quốc gia.

 

Vào thời điểm đầu những năm 90 của thế kỷ trước, hệ thống giáo dục đại học Việt Nam chủ yếu phát triển trên cơ sở các trường đại học đơn ngành, phù hợp với nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, đào tạo nhân lực theo kế hoạch nhằm vào làm việc tại các vị trí việc làm cụ thể trong hệ thống các ngành nghề. Bước vào công cuộc đổi mới và đặc biệt khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, nhu cầu sử dụng nhân lực thay đổi, nền kinh tế cần những người lao động có kiến thức rộng hơn, có thể linh hoạt chuyển đổi nghề nghiệp và khả năng đáp ứng các yêu cầu nghề nghiệp có tính liên ngành cao hơn, giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng cần phải có những thay đổi căn bản, cần xây dựng một trung tâm đại học mạnh về đào tạo và nghiên cứu khoa học chất lượng cao, được ví như một “quả đấm thép” giúp tạo ra bước phát triển đột phá cho giáo dục đại học Việt Nam.


Trong bối cảnh đó, Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII) đã chủ trương “Xây dựng một số trường đại học trọng điểm quốc gia”. Trên cơ sở đó, ngày 10/12/1993, Chính phủ đã ban hành Nghị định về ĐHQGHN.


Trường Đại học Quốc gia Hà Nội.


Các định hướng phát triển cơ bản


Mặc dù mô hình ĐHQG còn mới mẻ, nhưng các tiêu chí cơ bản của nó cũng đã được xác định ngay từ những ngày đầu. Các tiêu chí đó là: thứ nhất, có cơ cấu đa ngành, đa lĩnh vực với quy mô hợp lý và thực thể hữu cơ. Thứ hai, đào tạo và nghiên cứu khoa học với chất lượng cao, trình độ cao để xứng đáng với vai trò đầu tàu đổi mới giáo dục nước nhà. Thứ ba, được hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao, tức là có nguồn lực và động lực phát triển trên cơ sở được Nhà nước ưu tiên đầu tư, nhất là được giao cơ chế quản lý và hoạt động tự chủ. Tiêu chí thứ tư (và cũng là kỳ vọng của Đảng, Nhà nước và nhân dân), từng bước vươn lên tầm khu vực và quốc tế.


Bằng những nỗ lực phi thường và hoạch định được một chiến lược phát triển hợp lý và các bước đi sáng tạo, ĐHQGHN đã mạnh dạn đổi mới nhưng đảm bảo được ổn định để phát triển, tạo tiền đề từng bước phát triển mới cao hơn và đã đạt được những thành tựu nổi bật.


Quá trình xây dựng và trưởng thành


Từ những ngày đầu, dù được tổ chức lại trên cơ sở sắp xếp lại 3 trường đại học, nhưng ĐHQGHN lúc đó chỉ chủ yếu có lĩnh vực khoa học cơ bản và ngoại ngữ. Với sáng kiến thành lập các khoa và trung tâm trực thuộc có vị thế hành chính và pháp nhân hợp lý, ĐHQGHN đã xây dựng được các tiền đề để từ đó phát triển lên thành các trường đại học và viện nghiên cứu thành viên. Hiện nay, ĐHQGHN là một thực thể gắn kết hữu cơ với 28 đơn vị đầu mối, tổ hợp của 6 trường đại học, 3 viện nghiên cứu thành viên và các đơn vị trực thuộc bao gồm tương đối đầy đủ các lĩnh vực: khoa học tự nhiên, công nghệ, khoa học xã hội - nhân văn, kinh tế, luật, giáo dục, ngoại ngữ và cả lĩnh vực y dược với đội ngũ giảng viên, nhà khoa học đông đảo và mạnh về chất lượng.


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt của Đại học Quốc gia Hà Nội, ngày 18/3/2013. Ảnh: Đức Tám/TTXVN


Tỷ lệ cán bộ có học vị tiến sĩ và tiến sĩ khoa học chiếm 45%, tỷ lệ giáo sư và phó giáo sư đạt 18,5% phân bố đều trên tất cả các lĩnh vực. Trên thực tế, đây là việc tái lập thành công một đại học đa ngành, đa lĩnh vực kế thừa được truyền thống của Đại học Đông dương (năm 1906) và trường Đại học Quốc gia Việt Nam (năm 1945) trước đây với một mức độ liên thông, liên kết chặt chẽ cao hơn, quản trị đại học tiên tiến hơn.


Đối với tiêu chí chất lượng cao và trình độ cao, ĐHQGHN đã tập trung đầu tư phát triển theo định hướng đại học nghiên cứu. Các mô hình đào tạo chất lượng cao, tài năng và đạt chuẩn quốc tế lần lượt được tổ chức đào tạo thí điểm thành công và phát triển thành nhiệm vụ thường xuyên, đại trà. Kiểm định chất lượng, đặc biệt kiểm định theo chuẩn của các hiệp hội đại học Asean và quốc tế đã được áp dụng. Triết lý giảng viên đồng thời là nhà khoa học; đào tạo thông qua nghiên cứu đã triển khai có hiệu quả. Nghiên cứu cơ bản trình độ cao và công bố các kết quả nghiên trên các tạp chí quốc tế đã trở thành văn hoá của ĐHQGHN.


Hiện nay, cơ cấu và chất lượng các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học của ĐHQGHN đã

Sau 20 năm xây dựng và phát triển, ĐHQGHN đã có hàng trăm sản phẩm KH&CN được triển khai ứng dụng trong thực tế.

Số bài báo quốc tế trong hệ thống ISI của ĐHQGHN đã tăng lên khoảng 20 lần, chiếm khoảng 12% tổng số bài báo ISI của cả nước.

Từ chỗ chỉ đơn thuần là các nghiên cứu cơ bản, các nghiên cứu phát triển công nghệ đã có những bước tiến bộ vượt bậc.

Hai năm gần đây, các nhà khoa học của ĐHQGHN đã đăng ký hơn 10 phát minh, sáng chế. Chỉ riêng tại triển lãm và hội nghị thương mại hoá sản phẩm KH&CN năm 2013, đã có 11/26 sản phẩm KH&CN hoàn chỉnh được ký kết, chuyển giao cho các địa phương, doanh nghiệp.

Đặc biệt, các nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học xã hội – nhân văn và kinh tế của ĐHQGHN cũng đã góp phần góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng các định hướng chiến lược, chính sách, chủ trương, kế hoạch, quy hoạch phát triển đất nước của Đảng, Nhà nước và các địa phương.

Nhiều công trình khoa học công nghệ được tặng những giải thưởng lớn, trong đó có 19 Giải thưởng Hồ Chí Minh, 18 Giải thưởng Nhà nước và hàng chục giải thưởng khoa học có uy tín trên thế giới.

thay đổi về cơ bản. Từ những ngày đầu, tỉ lệ quy mô đào tạo chính quy/không chính quy đang còn là 1/1, nhưng hiện nay đã tăng lên 3/1; tỷ lệ quy mô đào tạo sau đại học/đại học tăng từ 1/10 đến xấp xỉ 1/2. Tỉ lệ đào tạo chất lượng cao, tài năng và chuẩn quốc tế đã đạt gần 20%. Hàng năm trung bình có hơn15% sinh viên tốt nghiệp tiếp tục học tập và nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu tiên tiến trên thế giới, được làm việc tại các tập đoàn công nghiệp hàng đầu quốc tế.


Vượt qua nhiều khó khăn, ĐHQGHN đã vận hành thành công mô hình trung tâm đại học tổ chức theo hai cấp có cơ chế tự chủ cao và cơ chế quản trị tiên tiến, không có bộ chủ quản nhưng đảm bảo tốt vai trò quản lý Nhà nước của các Bộ, ngành chưa có tiền lệ ở Việt Nam. Trong mô hình này, ĐHQGHN cùng lúc thực hiện 3 chức năng: quản lý vĩ mô; điều phối, liên kết các đơn vị và trực tiếp chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ có tính liên ngành, liên lĩnh vựcvà có tầm ảnh hưởng sâu rộng.


Các đơn vị của ĐHQGHN được tổ chức và hoạt động theo cơ chế mở và liên thông, liên kết, sử dụng nguồn lực chung của toàn ĐHQGHN và phát huy lợi thế chuyên môn hóa của đơn vị. Việc phân cấp quản lý được thực hiện theo hướng tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm xã hội cao của các đơn vị thành viên và trực thuộc, đồng thời đảm bảo sự chỉ đạo, điều phối thống nhất và kiểm tra, giám sát của ĐHQGHN. Năm 2012, vị thế pháp lý của ĐHQG đã khẳng định trong một văn bản có tính pháp lý cao nhất. Luật Giáo dục đại học đã ghi nhận đại học đa ngành đa lĩnh vực là một loại hình cơ sở giáo dục đại học với các  tiêu chí và đặc trưng mà ĐHQGHN đã kiên trì phấn đấu xây dựng. Đây là một thành quả vô cùng to lớn của tập thể lãnh đạo và cán bộ ĐHQGHN qua các thời kỳ, khẳng định sự thừa nhận của xã hội và Nhà nước đối với mô hình và chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học của ĐHQGHN.


Sự kiện này còn góp phần khẳng định bản chất của giáo dục đại học Việt Nam hiện đại, đó là đề cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục đại học, hướng tới tất cả các cơ sở đại học đều được hưởng các quyền tự chủ như ĐHQG. Trên thực tế, nhiều quyền tự chủ trước đây chỉ dành cho ĐHQG thì nay đã được giao cho các trường đại học khác như tự chủ tuyển sinh, in bằng, ký bằng tiến sĩ, thạc sỹ, mở ngành đào tạo… Như vậy, ĐHQGHN đã thực hiện tốt trách nhiệm của người mở đường, là đầu tàu đổi mới giáo dục Việt Nam.


Trong quá trình phát triển, ĐHQGHN luôn hướng đến việc nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học theo hướng đạt chuẩn mực quốc tế. Theo theo hướng đó, ĐHQGHN đã được tổ chức xếp hạng đại học quốc tế xếp trong top 250 các trường đại học hàng đầu Châu Á, các lĩnh vực khoa học tự nhiên và y sinh thậm chí đã  lọt vào top 100.Đến nay ĐHQGHN có quan hệ hợp tác với hơn 100 trường đại học hàng đầu trên thế giới; là thành viên của một số tổ chức giáo dục trong khu vực và châu Á. ĐHQGHN là điểm đến của rất nhiều chính khách, học giả nổi tiếng trên thế giới, trong số đó rất nhiều người đã được trao bằng tiến sĩ danh dự của ĐHQGHN. Như vậy, ĐHQGHN đã không những thực hiện thành công vai trò nồng cột của mình ở trong nước mà còn góp phần nâng cao vị thế của đại học Việt Nam ở trên trường quốc tế.


Chu kỳ phát triển mới


Năm 2013 là thời khắc quan trọng, đánh dấu 20 năm Chính phủ ban hành Nghị định lần thứ nhất về ĐHQGHN (10/12/1993) và đón nhận Nghị định mới về ĐHQG (17/11/2013). Bước sang giai đoạn phát triển mới, triển khai thực hiện các Nghị quyết TƯ lần thứ 6 và lần thứ 8 về đổi mới căn bản và toàn diện KH-CN và GD-ĐT, ĐHQGHN tiếp tục đổi mới quản trị đại học trên cơ sở đổi mới cơ bản, toàn diện và đồng bộ tổ chức, cơ chế quản lýhoạt động đào tạo và khoa học công nghệ; tăng cường phân cấp cho các đơn vị thành viên trên cơ sở phát huy hơn nữa liên thông, liên kết; hoàn thiện cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý hiện đại của mô hình trung tâm đại học nghiên cứu, đa ngành, đa lĩnh vực tổ chức theo hai cấp, có quyền chủ động cao, trách nhiệm cao.


Phấn đấu trở thành trung tâm đại học nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực nằm trong nhóm 200 đại học hàng đầu Châu Á vào năm 2015, vươn lên nhóm 100 đại học tiên tiến của Châu Á vào năm 2020. Cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao và sản phẩm, giải pháp khoa học – công nghệ hiện đại, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, làm nòng cột và đầu tàu đổi mới trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam.



Gs.Ts Nguyễn Hữu Đức

Thúc đẩy thành lập Đại học Nhật - Việt

Ngày 14/11, tại trụ sở Trung ương Đảng, đồng chí Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản, đã tiếp thân mật ngài Takebe Tsutomu, Cố vấn đặc biệt Liên minh Nghị sĩ hữu nghị Nhật Bản - Việt Nam.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN