Rà soát lại đội ngũ thanh tra các cấp trực thuộc Bộ

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có chỉ thị tăng cường công tác thanh tra giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục.

Theo văn bản, thời gian vừa qua, Thanh tra giáo dục có nhiều đổi mới theo Nghị định số 42/2013/NĐ-CP ngày 9/5/2013 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục. Hoạt động thanh tra giáo dục đã chuyển mạnh từ thanh tra chuyên môn sang thanh tra quản lý nhằm tác động vào cả hệ thống. Đội ngũ cán bộ thanh tra, cộng tác viên thanh tra được bổ sung, kiện toàn, nâng cao chất lượng. Hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo từng bước được chuẩn hóa. 

Tuy vậy, tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục cũng còn không ít bất cập, nhất là trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đổi mới hoạt động ngành Thanh tra hiện nay.

Thanh tra thi đi kiểm tra các phòng thi là một trong những nội dung thanh tra từ cấp Sở đến cấp Bộ phải thực hiện đổi mới hàng năm. Ảnh: Trần Thanh Giang/TTXVN

Để tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra giáo dục, góp phần đổi mới quản lý giáo dục nói riêng và đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nói chung;  thời gian tới sẽ tổ chức rà soát, đánh giá đội ngũ cán bộ thanh tra, cộng tác viên thanh tra của Bộ, các sở GD- ĐT, các cơ sở giáo dục đại học; xây dựng kế hoạch, phối hợp tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về thanh tra giáo dục cho từng nhóm đối tượng cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ thanh tra, cộng tác viên thanh tra của toàn ngành.


Bộ trưởng Bộ GD - ĐT chỉ thị toàn ngành sẽ thực hiện các nhiệm vụ: Thực hiện tốt công tác tuyên truyền về vai trò, vị trí công tác thanh tra trong toàn ngành. Người đứng đầu cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục tổ chức quán triệt sâu sắc vị trí, vai trò công tác thanh tra và trách nhiệm của các cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong toàn ngành Giáo dục đối với công tác thanh tra.


Kiện toàn cơ cấu tổ chức, nhân sự làm công tác thanh tra. Các sở GD – ĐT đảm bảo số lượng, chất lượng đội ngũ Thanh tra Sở để hoàn thành nhiệm vụ được giao trong đó có Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra; cán bộ thanh tra phụ trách lĩnh vực giáo dục mầm non, phổ thông; cán bộ thanh tra phụ trách lĩnh vực giáo dục đại học; cán bộ phụ trách tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo và phòng, chống tham nhũng; cán bộ phụ trách theo dõi xử lý sau thanh tra…


Người đứng đầu cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục chỉ đạo tổ chức Thanh tra trực thuộc xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm có trọng tâm, trọng điểm; kịp thời tiến hành thanh tra đột xuất khi cần thiết. Tổ chức thanh tra, kiểm tra đúng quy trình quy định, kết luận rõ ràng, xử lý nghiêm các vi phạm. Thực hiện việc công khai kết luận thanh tra nhằm tác động vào cả hệ thống. Đẩy mạnh việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra theo đúng quy định tại Nghị định số 33/2015/NĐ-CP ngày 27/3/2015 của Chính phủ quy định việc thực hiện kết luận thanh tra.


Học viện quản lý giáo dục, Trường Cán bộ quản lý giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh nghiên cứu sửa đổi, bổ sung nội dung công tác thanh tra giáo dục trong chương trình và tăng cường việc bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục các cấp phù hợp với yêu cầu đổi mới công tác thanh tra giáo dục hiện nay.


Lê Vân
Thanh tra giáo dục kiểm tra đột xuất các điểm thi tốt nghiệp
Thanh tra giáo dục kiểm tra đột xuất các điểm thi tốt nghiệp

Sáng 2/6, đoàn kiểm tra của Ban Chỉ đạo thi tốt nghiệp do Chánh thanh tra Nguyễn Huy Bằng dẫn đầu đã tới kiểm tra tại Hội đồng thi THPT Kim Sơn A (Kim Sơn, Ninh Bình) và THPT Yên Khánh A (Yên Khánh, Ninh Bình).

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN