Tám trường đại học Việt Nam có chương trình được công nhận chuẩn AUN

Việt Nam hiện có gần 100 chương trình được đánh giá bởi các kiểm định nước ngoài, trong đó chương trình đạt chuẩn AUN (Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á) có nhiều nhất.

Kiểm định chất lượng là một công cụ hiệu quả giúp các trường đại học kiểm soát và đảm bảo chất lượng đào tạo nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, đặc biệt là những kiểm định được đánh giá theo tiêu chuẩn quốc tế. 


AUN là bộ tiêu chuẩn với các quy tắc chất lượng khắt khe, có tiêu chí cụ thể, rõ ràng, tập trung đánh giá những điều kiện để đảm bảo chất lượng đào tạo của toàn bộ chương trình đào tạo chứ không chỉ dựa trên những đặc trưng riêng của từng chuyên ngành.

Đạt chuẩn các chương trình đánh giá của nước ngoài sẽ giúp cho các trường đại học nâng cao vị thế của mình.

Theo thống kê, đến nay tại Việt Vam chỉ có khoảng 8 trường đại học có chương trình được đánh giá chuẩn AUN. Trong đó, dẫn đầu là khối các trường Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh với 34 chương trình, Đại học Quốc gia Hà Nội với 18 chương trình; Đại học Cần Thơ với 3 chương trình; Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh với 4 chương trình...


Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hội Nghĩa, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, các chương trình được đánh giá đạt chuẩn AUN sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo cho các trường, được ưu tiên chuyển lên đào tạo hệ cao học, sinh viên tốt nghiệp từ chương trình này được các doanh nghiệp biết và tin tưởng về chất lượng đào tạo. Đồng thời, chương trình này cũng giúp các trường tạo được vị thế trong việc liên kết và đào tạo với các trường đại học nước ngoài.


Bên cạnh đó, ông Nguyễn Hội Nghĩa cũng cho biết, trong những năm tới sẽ đẩy mạnh đánh giá kiểm định các chương trình có yếu tố nước ngoài, trước mắt tập trung vào những chương trình do Việt Nam cấp bằng và đào tạo chất lượng cao.


Nói về xu hướng đào tạo giáo dục toàn cầu, PGS.TS. Nantana Gajaseni - Quyền Chủ tịch Hội đồng Đảm bảo chất lượng Mạng lưới các trường đại học trong khối ASEAN, cho rằng xu hướng giáo dục toàn cầu hiện nay là lấy học sinh làm trung tâm; từ phương pháp giảng dạy trực tiếp sang gián tiếp, đồng thời có sự tương tác giữa sinh viên và giảng viên. Bên cạnh đó, với công nghệ 4.0 đòi hỏi các trường phải đào tạo người học có kỹ năng và khả năng để đáp ứng nhu cầu phát triển của công nghệ số.


Đ. Phương/Báo Tin Tức
Độ tuổi 'vàng' cho trẻ học ngoại ngữ
Độ tuổi 'vàng' cho trẻ học ngoại ngữ

Theo một nghiên cứu mới đây, trẻ ở lứa tuổi 3 - 4 tuổi có đủ khả năng để sẵn sàng học một ngoại ngữ. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, nếu trẻ được tiếp cận tiếng Anh từ những năm đầu đời, trẻ sẽ trở nên tự tin hơn và sử dụng tiếng Anh thành thạo hơn khi trưởng thành.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN