Thật may mắn, viên gạch chỉ làm mẻ thành ghế vàmọi người trên xe đều an toàn. Tự hỏi, sẽ còn bao nhiêu lái xe và phương tiện lưu thông trên các tuyến cao tốc sẽ phải gánh chịu hậu quả như bạn tôi, nếu như không có giải pháp ngăn chặnhữu hiệu?
Hành động ném đá vào xe ô tô trên các tuyến quốc lộ, đặc biệt trên các tuyến đường cao tốc tưởng chừng đã được ngăn chặn trong vài ba năm gần đây khi có sự vào cuộc của cơ quan chức năng. Tuy nhiên, trong tháng 2 vừa qua, đã xảy ra liên tiếp các vụ ném đá trên một số tuyến cao tốc trên cả nước. Vụ ném đá làm vỡ kính một phương tiện đang lưu thông xảy ra trên cao tốc Hải Phòng - Hà Nội vào ngày 15/2 còn chưa kịp lắng, thì chỉ vài ngày sau (ngày 22/2), hàng loạt ô tô khi đang lưu thông trên tuyến cao tốc Hạ Long - Hải Phòng cũng phải lĩnh hậu quả tương tự.Chưa dừng lại, rất nhiều vụ ném đá khác trên tuyến cao tốc này cũng được chia sẻ liên tục trên các trang mạng xã hội trong thời gian gần đây, khiến dư luận không khỏi lo ngại. Tình trạng này chưa có dấu hiệu dừng lại và tính mạng, tài sản của người tham gia giao thông trên các tuyến cao tốc vẫn tiếp tục bị đe dọa
Thủ phạm của các vụ ném gạch đá vào ô tô lưu thông trên cao tốc phần lớn ở độ tuổi vị thành niên, độ tuổi thường có hành động bộc phát, thiếu suy nghĩ, không lường hết được hậu quả từ trò nghịch ngợm này. Đối tượng vi phạm phần lớn là thanh thiếu niên hư hỏng, bỏ học, tụ tập lêu lỏng, trong khi đó gia đình lại thiếu sự quan tâm dạy dỗ. Khi phải đối diện với cơ quan pháp luật, hầu hết đối tượng vi phạm đều có thái độ coi thường pháp luật, một số đối tượng thì thản nhiên trả lời “nghịch cho đỡ buồn”.
Đáng lo ngại, một số vụ xảy ra gần đây cho thấy thủ phạm hành động ngày một manh động, hoạt động theo nhóm, bất kể ở địa bàn nào, thời điểm nào, chúng a dua, kích động, thậm chí thách đố nhau… mà không thèm nghĩ đến hậu quả. Trên các tuyến đường cao tốc, phương tiện được phép lưu thông tối đa 100 đến 120 km/giờ, nếu bị “dính” đá, người điều khiển phương tiện dễ giật mình phanh gấp, mất lái dẫn đến tai nạn liên hoàn, để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
Theo quy định của pháp luật, mức độ xử lý cũng chỉ dừng ở phạt hành chính, chưa thể truy cứu trách nhiệm hình sự do các đối tượng đều ở tuổi vị thành niên.Như vậy, dẫu muốn xử lý mạnh tay để làm gương cho các đối tượng khác cũng rất khó thực hiện do “vướng” phải quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, với tính chất đặc biệt nguy hiểm và hậu quả để lại hết sức nghiêm trọng, thì dù là đối tượng nào, với lý do gì đi chăng nữa, thì đó hành động cần phải lên án mạnh mẽ.
Một trong những giải phápđược đưa ra vẫn là đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho người dân, đặc biệt là các đối tượng trong độ tuổi vị thành niên. Cụ thể,chính quyền địa phương, các gia đình sốngdọc các tuyến cao tốc cần tăng cường công tác giáo dục con em trong độ tuổi vị thành niên nâng cao nhận thức về pháp luật cũng như ý thức được hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông trên các tuyến cao tốc.
Bên cạnh đó,các đơn vị quản lý các tuyến cao tốc cần phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền địa phương, cơ quan công an thường xuyên tổ chức kiểm tra, lắp đặt các phương tiện giám sát trên tuyến, kịp thời phát hiện và xử lý hành vinguy hiểm này. Có như vậy, tình trạng ném đá hoặc “vật thể lạ” trên các tuyến cao tốc mới có thể chấm dứt.