Chiến tranh hạt nhân có thể xảy ra do nhầm lẫn không?

Sự hoài nghi giữa Nga và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang gia tăng trong bối cảnh khủng hoảng Syria và Ukraine, đưa không khí Chiến tranh Lạnh trở lại với thế giới.


Đó là nhận định của nhà nghiên cứu lĩnh vực vũ khí hạt nhân Bruce Blair thuộc Viện quan hệ quốc tế Woodrow Wilson viết cho Politico. Washington cũng như Moskva đang duy trì các trạm điều khiển và hàng trăm đầu đạn hạt nhân chiến lược triển khai ở tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao, chuyên gia Blair cho biết.

Thực tế này được duy trì theo quán tính: trong điều kiện đối đầu thời Chiến tranh Lạnh, cả hai quốc gia đã chọn các chiến thuật phóng tên lửa hạt nhân khi có báo động, duy trì khả năng bắt đầu một cuộc phản công hạt nhân trước khi tên lửa đối phương có thời gian tiêu diệt phần lớn tiềm năng chiến lược của đất nước.

Ảnh minh họa.

Ông Blair nói thêm, tính đến thực tế là thời gian bay của tên lửa tấn công khoảng 11 phút cho đến nửa giờ (11 phút khi phóng từ các tàu ngầm tuần tra bờ biển của đối phương, và nửa giờ đối với tên lửa bay từ bên này hành tinh này đến bên kia), những người ra quyết định khởi động theo báo động phải chịu áp lực tâm lý và áp lực thời gian rất lớn.

"Đây là quyết định một cách máy móc theo những kịch bản được chuẩn bị từ trước. Theo một số kịch bản trong số đó, sau khi đánh giá các dữ liệu cảnh báo sớm về cuộc tấn công tên lửa hạt nhân (3 phút), Tổng thống Mỹ nghe một bản báo cáo khoảng 30 giây về những tùy chọn trả đũa hạt nhân và những hậu quả sẽ xảy ra. Tổng thống chỉ có một vài phút để lựa chọn một trong ba đến sáu phương án, trong trường hợp tốt nhất là 12 phương án", ông Blair nói.

Trạm chỉ huy hệ thống cảnh báo sớm ở Mỹ nhận được dữ liệu ít nhất một lần trong ngày. Những người xử lý dữ liệu có ba phút sau khi nhận được các tín hiệu để đánh giá sơ bộ và gửi báo cáo cho ban chỉ huy tối cao. Mô hình tiêu chuẩn răn đe lẫn nhau dựa trên sự trả đũa khi báo động được kích hoạt là loại thiết kế đầy mạo hiểm, chuyên gia Blair cho biết.    

Trong lịch sử Chiến tranh Lạnh đã có những trường hợp mà hệ thống lên tiếng báo động nhầm về tình huống cảnh báo tên lửa: năm 1983, sĩ quan quân đội Xô Viết Stanislav Petrov từng ngăn chặn một cuộc chiến tranh hạt nhân tiềm năng do hệ thống báo động nhầm — máy tính báo rằng có tên lửa phóng từ căn cứ của Mỹ. Còn tại Mỹ cũng đã từng có trường hợp báo động giả, khi đó cố vấn của Tổng thống Jimmy Carter là ông Zbigniew Brzezinski đã sẵn sàng thông báo cho Tổng thống về việc Liên Xô khởi đầu cuộc tấn công quy mô.

Ngày nay, những rủi ro này càng sâu sắc hơn khi xuất hiện các mối đe dọa không gian mạng: "Mô hình lệnh báo động của Nga và Mỹ càng trở nên không đáng tin cậy. Các đầu đạn hạt nhân sẽ được phóng ngay sau khi máy tính nhận được tín hiệu báo động sai lầm mà nguồn gốc của nó không thể xác lập được", chuyên gia cho biết.

Ông Bruce Blair kết luận cho dù xác suất chiến tranh hạt nhân vẫn rất thấp, nhưng sự nhạy cảm của hệ thống báo động đáp trả cùng với các mối đe dọa không gian mạng có thể khiến cho nguy cơ phản ứng hạt nhân sai lầm gia tăng.

Theo Sputnik
Nga không có kế hoạch “bắt đầu chiến tranh” với Thổ Nhĩ Kỳ
Nga không có kế hoạch “bắt đầu chiến tranh” với Thổ Nhĩ Kỳ

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 25/11 cho hay Moskva không có kế hoạch tiến hành chiến tranh với Thổ Nhĩ Kỳ sau khi Ankara bắn hạ một máy bay chiến đấu của Nga.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN