Tàu khu trục USS Fitzgerald của Hải quân Mỹ hoạt động trên biển, ngày 17/6. Ảnh: AFP/TTXVN |
Theo SIPRI, chi phí quân sự của Mỹ bằng tổng chi phí quân sự của 9 quốc gia cộng lại (Trung Quốc, Nga, Saudi Arabia, Ấn Độ, Pháp, Anh, Nhật Bản, Đức và Hàn Quốc). Top 10 nước đứng đầu danh sách này chiếm tới 73% tổng chi phí quân sự toàn cầu.
Xét riêng tại châu Âu, chi phí cho lĩnh vực này đã tăng 5,7% trong hơn 10 năm qua và riêng năm 2016 đã tăng 2,8% so với năm trước đó, đạt 334 tỷ USD. Cả Anh và Pháp đều đầu tư khoảng 55 tỷ USD cho quân đội quốc gia. Đức đầu tư ở mức thấp hơn khoảng 40 tỷ USD, trong khi quốc gia láng giềng Tây Ban Nha chi khoảng 14 tỷ USD. Tuy nhiên, có sự khác biệt rõ rệt tại khu vực Đông Âu và Tây Âu khi một bên giảm chi tiêu quân sự 6,2% trong giai đoạn 2007-2016, còn một bên tăng chi tiêu ở mức 78%.
SIPRI đã trích dẫn ra hàng loạt nguyên nhân, trong đó đặc biệt nhấn mạnh việc gia tăng căng thẳng giữa Nga và hầu hết phần còn lại của châu Âu là nguyên nhân chính dẫn tới xu hướng tăng chi tiêu quân sự tại "Lục địa già".
Theo thống kê, chi phí cho lĩnh vực này tại Nga năm 2016 ở mức 69,2 tỷ USD, tăng 87% trong giai đoạn 2007-2016, chủ yếu do Moskva hiện đại hóa các lực lượng vũ trang. Tại châu Á - châu Đại Dương, khu vực chiếm 27% tổng chi phí quân sự toàn cầu (tương đương 450 tỷ USD năm 2016), Trung Quốc là nước chi mạnh tay nhất cho lĩnh vực này trong năm ngoái.
Dù chưa thu thập được số liệu của tất cả các quốc gia, trong đó có Qatar, nhưng dựa trên những thông số sẵn có, SIPRI cho biết chi tiêu quân sự ở Trung Đông trong 10 năm qua tăng khoảng 19%. Saudi Arabia là quốc gia đầu tư lớn nhất cho quân sự tại khu vực này trong năm 2016 và đứng thứ 5 trên toàn thế giới, với mức 61 tỷ USD.